-->

Trang Webblog của Skyskysky




Ngăn dòng
Thân mời quý bạn chọn các bản nhạc dưới để xem vv
Ngăn dòng
Phôi Pha_Khánh Ly Diễm xưa_Khánh Ly Tiếng hát Dạ Lan_Khánh Ly Về đây nghe em_KL_NNN Chiều Một Mình Qua Phố Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui_Khánh Ly Khanh Ly_Ru Ta Ngam Ngui Ca Dao Mẹ - Khánh Ly Một Cõi Đi Về - Khánh Ly Video: THẦY TRẦN PHÁT LẠC Thời trang và ẩm thực_TTC Ghé thăm thầy Trần Phát Lạc Thầy tôi và bạn bè Khóa 66 - 71 Phỏng vấn Thầy TRẦN PHÁT LẠC Skyskysky Mỹ Lệ_Phố biển tình anh
Ngăn dòng

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

LÁ THƯ CHỦ BÚT - Nguyễn Văn Sở

NVS

GS Nguyễn Văn Sở

Thưa Quý Ái Hữu KTĐN,

Đáp ứng sự tin tưởng và ủy thác của quý anh chị trong 3 Ban Liện Lạc KTĐN Đà Nẵng, Sài Gòn, và Hải Ngoại, hai anh em chúng tôi là GS Lê Đình Thọ và người viết đã đồng ý tạm thời sẽ tiếp tục làm gạch nối trong nhiệm vụ như đã được khởi xướng qua hai số Giai Phẩm XANH Hoài Niệm 1 và 2: cố gắng thực hiện Giai Phẩm XANH Hoài Niệm 3
tập hợp những sáng tác thơ, văn, sưu tầm, biên khảo, hồi ký, dịch thuật của các cây bút Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng viết về Trường Mẹ (Alma Mater), về những anh chị em xuất thân từ ngôi trường đó hiện nay đã nghỉ hưu hay còn đang hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn trên khắp các tỉnh thành ở trong nước, hoặc đang định cư ở nước ngoài, coi như những chia sẻ, những lưu niệm, những ưu tư, trăn trở, những trao đổi kinh nghiệm với tập thể Ái Hữu KTĐN nói chung, đồng thời cũng coi như cũng những gởi gắm cho các thế hệ con em sau này vể những thăng trầm, dâu bể của thế hệ cha anh đi trước.

Năm 2012 tới đây còn là năm có ý nghĩa đặc biệt đối với những anh áo xanh, những chị áo trắng đã từng là những học sinh ưu tú được tuyển lựa để theo học một giáo trình rất thực tiển, hữu dụng, phù hợp với nhu cầu xã hội trong một ngôi trường có kiến trúc và trang thiết bị tương đối có thể coi như hiện đại nhất tại thành phố Đà Nẵng vào thời điểm đầu thập niên 1960: 2012 sẽ là năm kỷ niệm 50 năm ngày khai giảng niên-khóa đầu tiên, 1962-2012.

Trong Thư Ngỏ gởi lên diễn đàn KTĐN ngày 28.08.2011, với cương vị Chủ Bút, người viết đã có những gới ý như sau về nôi dung của Giai Phẩm XANH Hoài Niệm 3:
“Tất cả sẽ tập trung vào hai chữ “Kỷ Niệm”. Về một khoảng không gian có trời xanh, có mây trắng trên bãi biển Thanh Bình êm ả mà chúng ta vẫn hằng ngày lui tới trong suốt bao nhiêu năm thời niên thiếu. Để rối từ đó khoảng không gian nhỏ bé hiền hòa đó đã tỏa rộng dần ra cho đến tận cùng những chân trời xa lạ, những nơi mà ngay cả trong ước mơ thời non dại có bao giờ chúng ta thầm mơ tưởng tới! Hay là về một thoáng thời gian, ba năm, bảy năm, miệt mài với bút mực, với thước thợ, với búa với đe, với mỏ hàn, máy tiện, máy bào… nhưng sau khi rời trường đã dấn thân vào những lãnh vực, những chọn lựa khác phù hợp hơn với năng lực, sở thích khác của mình. Nói sao cho hết kỷ niệm về những khung trời xa lạ đó cũng như về những mảnh đời chung và riêng, những thành công, những thất bại, những hy vọng và ước mơ…Tất cả đều liên quan đến những con người thực, mà chúng ta đã biết hoặc chưa được biết, về những anh chị em xuất thân từ Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng.
Cụ thể hơn nữa các bài viết có thể tập trung vào những kỷ niệm không thể nào quên hay những giai thoại kỳ thú có liên quan đến bốn Thầy Hiệu Trưởng từ 1962 đến 1975, các Cô, Thầy trong các lớp văn hóa phổ thông hay các buổi thực tập ở xưởng máy, các bạn cùng khóa, cùng lớp, những ghi nhận vui, buồn quanh các lần tổ chức hội ngộ, họp mặt ở các nơi, những sinh hoạt tình nghĩa như thăm viếng, giúp đỡ, quan-hôn-tang- tế… Hay những nổ lực tìm hiểu có tính cách lịch sử về nguồn gốc của Trường: sáng kiến của ai, tại sao lựa chọn địa điểm là bãi biển Thanh Bình, nghị định thành lập, ai ký, ngân quỹ xây cất, ngày khởi công, ngày khánh thành, những khó khăn ngoài dự kiến, những trở ngại phải đương đầu… Cũng có thể là một nghiên cứu về mô hình kiến trúc của trường: kiến trúc sư nào vẽ kiểu, trang thiết bị gồm những gì trong bước đầu, có dự trù phát triển, mở mang thêm hay không, phân tích những nét độc đáo trong kiến trúc so sánh với các trường kỹ thuật khác trong nước vào thời đó… Hay cũng có thể là một sự đối chiếu giáo trình thời đó với những giáo trình có thêm, bớt về sau, ai soạn thảo và ai quyết định nội dung các môn học trong giáo trình đầu tiên, vai trò và ảnh hưởng của các cố vấn về ngành giáo dục của nước chi viện, ...”

Thưa Quý Ái Hữu,

Giai Phẩm XANH Hoài Niệm 3 mà chúng ta đang có trong tay là thành quả của một nổ lực tập thể của anh em KTĐN sau hơn 4 tháng qua nhằm mục đích thực hiện những yêu cầu trên. Khác với 2 số trước, trong số này có sự đóng góp của 1 vị cựu Hiệu Trưởng, 9 cựu Giáo Sư và 23 anh chị cựu Học Sinh KTĐN.
Xin trân trọng giới thiệu Giai Phẩm XANH Hoài Niệm 3 và mời Quý Ái Hữu cùng khám phá. Ban Biên Tập mong rằng XANH Hoài Niệm 3 sẽ được đón nhận như một món quà tinh thần đặc biệt dành cho Đại Hội 2012 kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng.

Thân mến cùng quý Ái Hữu.
Nguyễn văn Sở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.........