1.
Hồi
nhỏ, tôi học ở trường tiểu học Thạc Gián. Tới Ngã Ba Cai Lang, có một
kiệt phía Bắc, đi vào độ hơn trăm thước, thì đến trường.
Thời
đó Đà Nẵng mới là thị xã. Phố xá tập trung ở quận Một: chợ Cồn, chợ Hàn, bến
Bạch Đằng. Quận Ba lơ thơ biển cát làng chài, Mỹ Khê hoang vắng. Quận Hai là
ngoại thành, còn quê kiểng lắm, không khác gì vùng nông thôn Hòa Vang, Cẩm Lệ,
Đò Xu, Khuê Trung xung quanh. Tre trúc bao kín những xóm nhỏ, lục bình sen súng
đầy các bàu nước, cỏ lác mọc xanh um. Đường xóm cát trắng phau, trẻ con đi chân
không trưa nắng bỏng rát, trâm ổi (ngũ sắc), xương rồng lúp xúp, tiện chơi trốn
tìm, bắn súng, đánh trận giả.
Đường
lộ (Thống Nhứt – Lê Duẩn) còn trải đá. Hai bên là hàng phượng xanh nghít quanh
năm, đỏ rực mùa hè.
Không
biết sao, tôi ít bạn thân trong xóm, bạn chơi cùng lớp lại nhiều. Quanh năm đi
ăn chực nhà bạn, ít cơm nhà mình. Quí vị phụ huynh có vẻ quí mến tôi. Chắc vì
thấy thằng nhỏ mặt mày hiền lành sáng sủa, tướng tá đàng hoàng, không rủ con
mình chơi đùa lếu láo, thấy mặt là thấy sách vở, làm văn làm toán, học siêng
học giỏi cùng mình.
Giờ
mà tôi có đứa nào bạn của con mình giống mình hồi nhỏ, tôi cũng cơm gà cá gỏi
kêu nó tới nhà chơi liền. Hehe.
Cái
này mà không tin, hỏi đám bạn cũ thời đó. Đầu sổ là Đỗ Xuân Thạnh.
2.
Như
đã nói trong Nhớ (1), tôi với nó là địch thủ trong lớp tranh ngôi nhứt nhì hàng
tháng. Tranh đua nhưng chơi với nhau thân thiết không đố kỵ gì. Nó ít đến nhà
tôi, tôi lại hay sang nhà nó. Chắc vì cốt tôi con khỉ ưng bay nhảy, giang hồ
hơn.
Tôi
ở Chính Trạch, khu xóm đạo di cư khét tiếng du côn. Thanh Bồ Đức Lợi Chính
Trạch Tam Tòa mà. Xóm tôi lại con nhà Phật hiền khô lọt thỏm ở giữa bốn bề
dân Thiên Chúa coi bộ hơi hung dữ.
Nhà
Thạnh ở bên Thạc Gián, chùa Từ Vân đi vào, gần bàu lớn giờ chắc giải tỏa mất
tiêu rồi (nay còn dấu tích thành hai cái hồ, quán nhậu rần trời). Nhớ tuồng như
nhà bán tạp hóa. Thời đó mỗi xóm thường có một hai nhà bán tạp hóa phục vụ bà
con tất tật các thứ cần dùng. Nào bánh kẹo cho trẻ con, rượu bia cho người lớn,
gạo dầu mắm muối đường tiêu ớt tỏi hàng ngày, cả nến đèn vàng mã hương nhang
cúng giỗ nữa. Trăm thứ bà rằn.
Đặc
biệt nhớ nhà Thạnh lại nhớ những bó nhang to, những thếp giấy vàng xếp thành
chồng, gợi trong tôi sự thành kính và những nôn nao trẻ con những ngày Tết
nhất. Mỗi lần đến chơi thường ở lại ăn cơm. Cơm nhà nó ngon hơn cơm nhà tôi,
chắc nhà buôn bán, thịt cá cũng khá hơn. Hihi.
Lớp
Năm, hai thằng thách đấu nhau cùng giải cuốn 999 bài toán đố của Đỗ Thượng
Chất. Trong cuốn này, duy có một bài toán vòi nước chảy ra chảy vô làm tôi bí
mà thôi. Thắng thua thế nào, quên mất đất rồi.
Năm
này, thầy Hạ Ngọc Cấp dạy. Thầy là ba của Hạ Ngọc Tể nhà mình. Tôi và Thạnh là
học trò cưng của thầy. Hy vọng tôi sẽ viết về thầy trong một bài khác.
3.
Sát
hai thằng tôi trong thứ hạng của lớp là Huynh. Chuyên gia đứng hạng ba. Hiếm
hoi, năm thì mười họa, một trong hai thằng tôi rớt đài, thì Huynh lên thế chỗ.
Hết lớp Năm, không có dịp gặp Huynh nữa, và mãi đến giờ.
Tôi
Thạnh nhỏ con. Huynh dù cũng tầm thước, nhưng mập hơn.
4.
Một
đứa bạn đáng nhớ nữa là Giàu. Nó có tật ở chân, chắc sốt bại liệt hồi nhỏ. Tật
nguyền vậy đó, đi cà liểng cà liểng nhưng gặp bạn là toét miệng cười. Cái cười
tươi tắn dễ thương. Nhà Giàu là nhà chồ, ván gỗ lợp tôn, dựng cột đứng lẳng
khẳng trên bàu nước Thạc Gián, gần nhà Thạnh. Giàu tuồng như dân Huế hay Quảng
Trị. Tôi cũng hay đến nhà Giàu chơi, cũng ở lại ăn cơm. Cơm nhà Giàu lại là cơm
nhà nghèo. Môn chua, cá cơm khô, kiệu muối (chỉ rễ, không củ không thân lá).
Giờ thì nói vậy thôi, chứ thuở nhỏ, đâu có phân biệt giàu nghèo sướng khổ gì,
chỉ gặp bạn và chơi với bạn là vui rồi. Thích ở nhà Giàu là cái bàu nước và cái
nhà gỗ trống tênh. Gió trưa mát rượi, nằm lim dim ngắm đám lục bình xanh um,
bông tím rịm điểm những đốm vàng rực. Đọc truyện Duyên Anh. Sướng rên mé đìu
hiu.
Cũng
như Huynh, lên Trung học, lại không gặp Giàu nữa. Bạn về quê chăng?
5.
Và
Võ Duy Nguyên. Thằng này tôi không biết giữa nó với Thạnh tôi thân ai hơn. Xếp
Thạnh lên trên vì đây là blog của nó, hơn nữa là dân kỹ thuật, nịnh một chút
cũng không sao. Thạnh mở đầu, Nguyên khóa đuôi. Huề. Hehe.
Tình
thân của tôi với Nguyên khác với Thạnh một chút. Với Thạnh nghiêng về chuyện
học thuật; với Nguyên nghiêng về chuyện… nghệ thuật.
Vì
Nguyên với tôi hai thằng đều mê vẽ, và vẽ khá đẹp. Không gặp thì thôi, gặp là
Người dơi, Người nhện, Siêu nhân… cùng đám cao bồi viễn tây tràn ngập trên các
truyện tranh Mỹ.
Thầy
Bang (lớp Ba) có lần cú đầu tôi một phát muốn bể làm tư vì cái tội trong giờ
học cứ hí húi vẽ tầm bậy.
Nhà
Nguyên cũng bên Thạc Gián, nhưng đi vào kiệt lối Lý Thái Tổ phía Ngã ba Cai
Lang, xây gạch lợp ngói đàng hoàng, ngoài vườn trồng hoa cỏ. Nguyên có mấy chị
gái, tính nghệ sĩ, vẽ đẹp, nên trong nhà trang hoàng thẩm mỹ, tôi rất thích.
Nguyên
trắng trẻo, đẹp trai. Tóc xoăn xoăn, đến giờ vẫn vậy, nét đẹp trai ngày xưa vẫn
còn đó, dù mưa nắng thời gian, cũng không phai mờ.
Sát
nhà Nguyên là một xưởng cưa lớn. Những súc gỗ tròn, to hơn hai vòng ôm, nằm
ngổn ngang trong bãi. Đây là chỗ chúng tôi chơi đùa, trò cao bồi bắn nhau. Mùa
lụt bãi gỗ ngập nước càng thú khi chạy nhảy ẩn nấp giữa những thân gỗ, xui trợt
chân té ùm xuống nước, ướt mem. Cười đùa sặc sụa.
Sau
này, Nguyên theo nghề vẽ, làm họa sĩ. Mỗi khi về Đà Nẵng, anh em gặp nhau trong
bầu bạn lớp Sáu hai Phan Chu Trinh. Tôi ở lớp đó cùng Nguyên hai năm, trước khi
vào trường Kỹ Thuật lớp Tám.
6.
Còn
Thạnh, vào Phan Chu Trinh học khác lớp tôi. Đến khi vào Kỹ Thuật cũng vậy. Nó
8T1, tôi 8T3. Vì môn sinh ngữ: nó Anh, tôi Pháp.
Phải
vậy không Ba Thạnh?
Phạm Hùng Dũng
09/6/2010
Nha Trang
Trang Webblog của Skyskysky
Thân mời quý bạn chọn các bản nhạc dưới để xem vv
Phôi Pha_Khánh Ly Diễm xưa_Khánh Ly Tiếng hát Dạ Lan_Khánh Ly Về đây nghe em_KL_NNN Chiều Một Mình Qua Phố Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui_Khánh Ly Khanh Ly_Ru Ta Ngam Ngui Ca Dao Mẹ - Khánh Ly Một Cõi Đi Về - Khánh Ly Video: THẦY TRẦN PHÁT LẠC Thời trang và ẩm thực_TTC Ghé thăm thầy Trần Phát Lạc Thầy tôi và bạn bè Khóa 66 - 71 Phỏng vấn Thầy TRẦN PHÁT LẠC Skyskysky Mỹ Lệ_Phố biển tình anh
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét