-->

Trang Webblog của Skyskysky




Ngăn dòng
Thân mời quý bạn chọn các bản nhạc dưới để xem vv
Ngăn dòng
Phôi Pha_Khánh Ly Diễm xưa_Khánh Ly Tiếng hát Dạ Lan_Khánh Ly Về đây nghe em_KL_NNN Chiều Một Mình Qua Phố Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui_Khánh Ly Khanh Ly_Ru Ta Ngam Ngui Ca Dao Mẹ - Khánh Ly Một Cõi Đi Về - Khánh Ly Video: THẦY TRẦN PHÁT LẠC Thời trang và ẩm thực_TTC Ghé thăm thầy Trần Phát Lạc Thầy tôi và bạn bè Khóa 66 - 71 Phỏng vấn Thầy TRẦN PHÁT LẠC Skyskysky Mỹ Lệ_Phố biển tình anh
Ngăn dòng

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Hạ Ngọc Tể - VƯỜN XƯA HOA VẪN NỞ

Skyskysky_Đỗ Xuân Thạnh Ngày 18/11/12: Các Sư Chính cùng các Sư Phụ sẽ tề tựu thăm lại ngôi trường đã 50 năm sương gió.

Ta lại mồ côi em
Có còn hay đã mất?
Vì ngại mồ côi nhau
Nên tình còn bát ngát…

VƯỜN XƯA HOA VẪN NỞ

Ta lại mồ côi em
Có còn hay đã mất?
Vì ngại mồ côi nhau
Nên tình còn bát ngát…


Ai mồ côi viễn xứ
Phơi lòng xa xứ quê?
Ai nhớ về đất mẹ
Trăng vẫn đợi người về?

Gặp lại, bừng cơn say
Trường đua bao cuộc chạy
Tim non xưa chào hỏi:
Dòng nhựa sống còn đầy?

Tôi về dựa bờ cây
Bên trường xưa đã học
Mênh man từng lời dạy
Tri Hành của người thầy

(…)
Lúa già thở mạ non
Hương gió trỗi quê nhà
Tay tôi cầm tay bạn
Da đã rạm từng ngày…

Đời gọi từ thiên cao
Âm u vẫy cơ trào
Không Không: là Sắc Sắc
Hoa vẫn nở vườn xưa...



Trưa 17/11/12 (BD)

THÊM:
Mịch La Giang :

Sông ở phí nam nước Sở thời Chiến Quốc, nơi Khuất Nguyên trầm mình vì can gián mà Sờ Hoài Vương không nghe, thấy rõ họa nhà Tần sắp xâm lăng nước Sở.
Khuất Nguyên:
Nhà thơ yêu nước của nước Sở thời Chiến Quốc. ông sáng tác nhiều bài Sở từ nổi tiếng. Trong đó có thiên "Ly Tao" là tuyệt tác. Sau can vua không được, ông trầm nình ở sông Mịch La mà chết.
Ðoan Ngọ:
Ngày mồng 5 tháng 5, cũng còn gọi là ngày Trùng ngũ hay Ðoan Dương.
Khuất Nguyên, trung thần nước Sở gặp thuở đời suy, hết sức can vua, vua không nghe. ông buồn phiền việc nước, làm sách "Ly Tao" rồi trầm mình ở sông Mịch La đúng vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch. Nhân đó, người nước Sở mỗi năm đến ngày Trùng ngũ lại có lễ đua thuyền, ý là để vớt thây Khuất Nguyên. Từ đó mà thành ra tiết đoan ngọ, còn có tục lấy lá ngày mồng 5 để chữa bệnh.

MỊCH LA DÒNG SÔNG CŨ KHÓC NGƯỜI NĂM XƯA
tiết Đoan Dương
nhớ Khuất Linh Quân


Mịch La bến cũ lạnh dòng trôi,
Dứt áo người xưa bỏ cuộc rồi!
Sở Quốc cạn duyên tình đã vậy,
Thủy Đình cam phận dạ đành thôi…
Dòng trong sẵn quyết đường giải thoát,
Bến đục nào mong chuyện phản hồi!
Thôi chớ chiêu hồn cho rộn nữa,
Men sầu đắng vị đã mềm môi…


Dã Hạc Cư tiết Đoan Dương năm Nhâm Thìn
hậu học sơn dã cuồng nhân khấp đề


BÍ ẤN VỀ VIỆC KHUẤT NGUYÊN TỰ TRẦM Ở SÔNG MỊCH LA
Mịch La

Khuất Nguyên 屈原 (khoảng năm 340 trước cn – năm 278 trước cn), người Đan Dương 丹阳 (nay là Tỉ Quy秭归, Hồ Bắc 湖北) nước Sở cuối thời Chiến quốc, tên Bình 平, tự Nguyên 原, là hậu duệ của Khuất Hà 屈瑕 con của Sở Vũ Vương Hùng Thông 熊通. Ông là nhà thơ yêu nước vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, cũng là chính trị gia có học thức uyên bác và tầm nhìn sâu rộng. Trong thời gian đảm nhận chức Tam lư đại phu 三闾大夫 và Tả đồ 左徒, ông luôn vì bách tính và xã tắc, ra sức chủ trương cải cách triều chính, liên kết với Tề để chống Tần. Do bởi về nội chính và ngoại giao phát sinh mâu thuẫn gay gắt với thế lực quý tộc hủ bại của nước Sở, Khuất Nguyên đã bị Thượng quan đại phu đố kị vu hại, cuối cùng dẫn đến việc Sở Hoài Vương xa lánh, hai lần bị đi đày, bị trục xuất khỏi Dĩnh đô 郢都. Nhưng Khuất Nguyên trước sau vẫn không quên tổ quốc, hi vọng Sở Hoài vương và Khoảnh Tương Vương sẽ triệu hồi. Sau khi Dĩnh đô bị tướng nước Tần là Bạch Khởi 白起 công phá, Khuất Nguyên không đành nhìn tổ quốc bị diệt vong nên đã nhảy xuống sông Mịch La 汨罗 tự tận, lấy sinh mệnh mình viết nên khúc bi ca thiên cổ.

Về nguyên nhân tự trầm của Khuất Nguyên trước giờ có rất nhiều thuyết rất khác nhau. Từ góc độ phân tích, khái quát lại, chủ yếu có 4 thuyết:

Thứ 1: Tuẫn quốc thuyết 殉国说 (chết vì nước)
Đại biểu cho thuyết này là Vương Phu Chi 王夫之 đời Thanh và Quách Mạt Nhược 郭沫若 thời hiện đại.

Trong Sở từ thông thích 楚辞通释 Vương Phu Chi cho rằng: sở dĩ Khuất Nguyên viết thiên Ai Dĩnh 哀郢 là do bởi cảm thương cho Dĩnh đô bị giặc chiếm đóng, tông miếu xã tắc trở thành gò đống hoang phế, nhân dân lang thang lưu lạc, Khoảnh Tương Vương không thể chống lại quân Tần, nước Sở diệt vong chỉ trong ngày một ngày hai mà thôi. Theo đó, những nhà nghiên cứu phú Khuất Nguyên đa số đều cho rằng, Khuất Nguyên tự trầm ở sông Mịch La là do bởi quân Tần công phá đô thành nước Sở, Khuất Nguyên không nỡ tận mắt nhìn nước Sở bị diệt vong, cho nên đã vì nước mà tự trầm.

Trong Khuất Nguyên khảo 屈原考, Quách Mạt Nhược cho rằng: năm mà Dĩnh đô bị công phá, Khuất Nguyên đã viết thiên Ai Dĩnh 哀郢 ….. Nhìn thấy nước mất nhà tan, nhân dân phiêu bạc li tán, mới bi phẫn tự sát.

Trong Vĩ đại đích ái quốc thi nhân – Khuất Nguyên 伟大的爱国诗人 - 屈原 cũng cho rằng: Khuất Nguyên tự sát, sự thực là chết vị nạn nước.

Thứ 2: Tuẫn đạo thuyết 殉道说 (chết vì đạo)
Đại biểu cho thuyết này là Khúc Mộc 曲沐.

Khúc Mộc cho rằng: việc Khuất Nguyên tự sát không ngoài 2 phương diện: một là chính trị xã hội hắc ám, hai là tính cách cương trực. Đó là sự huỷ diệt sinh mệnh trong sự xung đột của hiện thực. Khuất Nguyên là chính trị gia của giới quý tộc, “minh quân” 明君 và “triết vương” 哲王 trong lí tưởng của ông đã không còn tồn tại. Đối mặt với hai vị hôn quân như Sở Hoài Vương và Khoảnh Tương Vương, hoài bão và chí hướng của ông không cách nào thực hiện, thêm vào đó là những sàm ngôn của bọn tiểu nhân, nên ông đã bi phẫn bất bình, buồn bực lo âu.

Khuất Nguyên là kẻ “sĩ” đặc biệt ứng theo thời vận mà sinh ra vào thời Chiến quốc, sức mạnh nhân cách của ông ở chỗ ông kiên trì quan niệm lí tưởng “nhân đạo tự nhậm” 人道自任 và sự nhận biết “nội mĩ” 内美, “tu năng” 修能 không thể dao động đối với tự thân, kiên trì lí tưởng. Thà làm ngọc vỡ còn hơn ngói lành, cho nên đi đến cái chết để cầu tinh thần được viên mãn.

Thứ 3: Thi gián thuyết 尸谏说 (dùng cái chết để can gián)
Đại biểu cho thuyết này là Vương Chi Giang 王之江.

Vương Chi Giang cho rằng Khuất Nguyên đã nhìn thấy “đảng nhân” 党人 nước Sở hoành hành, bách tính không có hi vọng, trong triều không còn bề tôi trung lương, đất nước không đủ sức chống lại ngoại địch, Sở đối mặt với cái hoạ mất nước. Khuất Nguyên lòng tràn đầy chí cứu nước, lại gặp phải sàm ngôn nên đã bị đi đày. Không có cách can gián vua, chí cứu nước không thể thực hiện, trong tuyệt vọng Khuất Nguyên đã quyết tâm lấy cái chết để cảnh tỉnh hôn quân. Cuối thiên Li tao 离骚 có câu:

Ngô tương tùng Bành Hàm chi sở cư
吾将从彭咸之所居
(Ta định đi đến chỗ Bành Hàm)

Bành Hàm 彭咸 là hiền sĩ đại phu nổi tiếng của triều Ân, từng vì lòng trung mà can gián quốc quân, nhưng đã bị coi thường, cuối cùng bi phẫn nhảy xuống sông mà chết. Từ đó có thể thấy cái chết của Khuất Nguyên là “thi gián” 尸谏, là học theo Bành Hàm.

Thứ 4: Khiết thân thuyết 洁身说 (giữ thân trong sạch)

Khuất Nguyên đau lòng vì quốc quân hôn dung, không bằng lòng nhìn “đảng nhân” làm loạn triều chính để mất nước Sở. Lại vì bị trường kì đi đày, không thể hi vọng về lại triều đình thực thi lí tưởng “mĩ chính” 美政 (chính trị tốt đẹp). Để giữ tiết tháo trong sạch cao khiết, bảo vệ lí tưởng mà suốt đời theo đuổi, Khuất Nguyên cuối cùng bi phẫn nhảy xuống sông Mịch La tự tận. Hoài Nam Vương Lưu An 刘安 trong Li tao truyện 离骚传 từng khen ngợi Khuất Nguyên không chịu sống tạm bợ trong cuộc đời ô trọc cho nên “thiền thuế vu ô uế” 蝉蜕于污秽 (ve lột xác thoát khỏi nơi ô uế), hiến dâng sinh mạng của mình.

Tổng hợp các thuyết trên, nguyên nhân bên trong của việc Khuất Nguyên bi phẫn tự tận là sự “tuyệt vọng” sau khi lí tưởng bị phá vỡ. Chết như thế, đương nhiên không phải là khiếp sợ hoặc trốn tránh trách nhiệm đối với tổ quốc, mà là sự nhận thức hiện thực một cách tỉnh táo, là sự truy cầu cuối cùng cho việc kiên trì khí tiết của Khuất Nguyên.
..............................................................................................................
Đọc cho vui thôi nghen !
Những truyền thuyết hợp lí – Mịch LaMùng năm tháng năm Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ, tết âm lịch và tết Trung Thu hợp lại được xem là ba ngày lễ dân tộc lớn nhất của Trung Quốc, còn được gọi là tết tháng năm, tết xương bồ, tết thi nhân và tết nữ nhi. Tháng năm từ xưa đến nay bị coi là tháng độc, mùng năm tháng năm càng được coi là ngày đứng đầu cửu độc, cho nên tết Đoan Ngọ có rất nhiều tập tục trừ độc khử bệnh, tỷ như rắc hùng hoàng, uống rượu hùng hoàng, mang túi thơm, treo cây xương bồ và cây ngải, dán bùa ngũ độc. Đoan Ngọ còn có danh xưng là Đoan Dương, Trùng Dương, Trùng Ngũ, ý là bắt đầu thời gian dương khí hưng thịnh của tháng năm. Y theo thuyết ngũ hành âm dương mà nói, ngũ vi dương giáo, mùng năm tháng năm, lấy song ngũ mà thành cái tên Trùng Dương.

Tết Đoan Ngọ dân gian lưu truyền rộng rãi nhất là cố sự có liên quan đến nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là người nước Sở thời Chiến Quốc, làm chức Tam Lư đại phu, là một chức quan gần với tể tướng. Đương thời Tần quốc có dấu hiệu muốn thôn tính lục quốc, Khuất Nguyên nhiều lần dâng sớ lên Tương Vương, đề nghị liên Tề kháng Tần, nhưng Tương Vương ngu dốt vô năng, tin lời gièm pha của gian thần. Khuất Nguyên có chí nhưng không thể dùng, vì tài học xuất chúng mà bị đố kị vùi dập, bị tước chức trục xuất đi Giang Nam.

Không lâu sau Sở quốc bị Tần tiêu diệt, Khuất Nguyên mắt thấy cửa nát nhà tan, thống khổ tột cùng, năm 278 trước Công Nguyên cũng là mùng năm tháng năm âm lịch, ôm đá nhảy xuống sông Mịch La chết. Ngư dân biết Khuất Nguyên ôm hận nhảy sông, tranh nhau mò vớt, nhưng thế nào cũng không vớt lên được thi thể của Khuất Nguyên. Đành phải hàng năm vào ngày năm tháng năm, đem cơm nếp hoặc bánh ngọt thả xuống sông tế lễ, đồng thời chèo thuyền đuổi cá đến đớp thức ăn. Sau này sửa lại lấy lá trúc bọc cơm thả xuống sông cúng tế, đồng thời vào mùng năm tháng năm long trọng tổ chức hội đua thuyền rồng để tưởng niệm Khuất Nguyên, sau phát triển thành tập tục Đoan Ngọ thì ăn bánh chưng đua thuyền như ngày nay.


Cuối thời Chiến Quốc, Sở Hoài Vương không nghe lời khuyên của Khuất Nguyên cố ý tới Tần quốc, cuối cùng bị cầm tù chết nơi tha hương. Sở Khoảnh Tương Vương kế vị, lại bởi vì nghe lời sàm ngôn của tiểu nhân bên cạnh mà trục xuất Khuất Nguyên. Uất ức bất đắc chí, Khuất Nguyên đành phải rời xa đô thành Sính, đi về phía đông xuống Giang Nam, quanh quẩn ở vùng Nguyên Tương (tên 2 con sông Nguyên Giang và Tương Giang).

Tháng tư đầu hạ, cỏ cây tươi tốt. Bên bờ sông Tương hoa cỏ um tùm, chi lan (cỏ chi và cỏ lan) lay động theo gió, dưới ánh tà dương và hương khí huyền ảo hiện ra màu sắc tươi đẹp. Trong cảnh sắc động lòng người như thế, lại truyền đến một tiếng thở dài không thể khắc chế. Bóng người tiều tụy dọc theo bờ sông chậm rãi bước đi, sau lưng là mái tóc dài muối tiêu tán loạn theo gió tung bay, bào phục không vừa người ở trên thân hình gầy yếu đón gió đung đưa. Khuất Nguyên nhìn nước sông vẩn đục đang dần lên, một tiếng thở dài tựa như than khóc quanh quẩn bên bờ sông.

“A? Ngài không phải là Tam Lư đại phu sao? Như thế nào lại ở chỗ này?” Tiếng nói trong trẻo từ trên sông truyền đến, gọi tỉnh Khuất Nguyên đang đắm chìm trong ưu tư. Theo lời nói đi tới. Từ trên sông một chiếc thuyền lá cập bờ. Cầm chèo là một người nam tử trẻ tuổi, mặc áo ngắn vải thô, hiển nhiên là ngư phu thường thấy ở gần đây. Nếu cẩn thận đánh giá sẽ phát giác người này dáng vẻ bất phàm, trên mặt cũng không có dấu vết để lại của thái dương và cuồng phong, hoàn toàn không giống một người đánh cá bình thường.

Có điều Khuất Nguyên không nhìn ngư phu tuổi trẻ này hơn hai cái, cũng không chất vấn người này vì sao biết thân phận của hắn. Dù sao đây cũng là thời Chiến Quốc, kỳ nhân lớp lớp xuất hiện, lại càng có nhiều cao sĩ ẩn dật nơi núi rừng. Hắn không quan tâm ngư phu này là ai, cho dù là thích khách Tần quốc phái tới cũng không sao.

Nhưng mà, ai lại muốn giết một người bị lưu đày vô lực như hắn?

“Ngươi là ai?” Ngữ điệu cứng nhắc không hề hiếu kỳ, chỉ là hỏi thăm lễ phép đơn thuần.
“Ta gọi là Mịch La, là Mịch La trong Mịch La Giang.” Người trẻ tuổi tràn ngập sức sống nên tiếng nói cũng tựa như nước sông, “Ngài có khỏe không? Tại sao thoạt nhìn lại tiều tụy như vậy?”
“Trên đời đều đục chỉ có mình ta trong, tất cả mọi người đều say chỉ có mình ta tỉnh, cho nên bị lưu đày đến nơi này.” Khuất Nguyên tự giễu mà nói.

Ngư phủ trẻ tuổi trầm mặc, ở bờ sông yên lặng cập bờ, tiếp theo cũng thở dài một tiếng. Tiếng thở dài của Khuất Nguyên là ưu sầu kết uất, còn ngư phu này, ngay cả tiếng thở dài cũng tràn đầy khoáng đạt.

“Thánh nhân thật sự sẽ không câu nệ ngoại vật, cần phải theo sự chuyển dời của thói đời mà thay đổi.” Mịch La giơ một ngón tay, chỉ về hướng sông Tương vẩn đục, “Nếu cả thế gian cũng dơ bẩn như nước sông này, vậy ngài tại sao không thêm bùn vào cho nó đục thêm?”

Khuất Nguyên nhíu mày, hắn chán ghét loại tư tưởng này, nhưng hắn cũng đau khổ nhận ra tư tưởng như thế đã tràn ngập khắp thời thế loạn lạc. Cũng chính vì như vậy, cho nên Sở Vương mới có thể cùng kẻ thù sát phụ kết làm thông gia, chỉ vì để tốt cho bản thân, chỉ vì để thuận theo thói đời.

“Nếu tất cả mọi người đều uống rượu, vậy ngài ngại gì mà không ăn bã rượu, uống chút men? Cùng bọn họ đồng thời say cũng không tồi!” Quả thật giọng điệu của người trẻ tuổi tràn đầy chân thành quan tâm, “Ngài tội gì tự cho là mình thanh cao, để hôm nay rơi xuống kết cục này?”

“Nghe nói, mới gội đầu sẽ muốn đem nón phủi sạch, mới tắm qua sẽ muốn đem y phục giũ chỉnh tề, ai có thể chịu được để thân thể sạch sẽ bị lây nhiễm bùn dơ?” Thi nhân xúc động nhìn về phía nước sông, “Ta tình nguyện nhảy sông vùi thân trong bụng cá, cũng không muốn cùng dòng chảy dính bùn.” (ý nói cùng nhau làm bậy)

Ngư phu trẻ tuổi mỉm cười, thuyền con trôi ra giữa sông. Theo tiết tấu của mái chèo đập vào mép thuyền, tiếng ca trong trẻo như nước sông lại không mất hùng hồn truyền đến: “Thương lãng chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh. Thương lãng chi thủy trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc.” (nước sông Thương trong, có thể rửa tua nón của ta, nước sông Thương đục, có thể rửa chân của ta)

Khuất Nguyên nhăn mày nhìn về phía đầu sông, thuyền nhỏ trong nháy mắt chỉ còn lại một bóng đen không lớn, nhưng thanh âm của Mịch La vẫn như trước theo gió sông bay tới: “Ngài tình nguyện nhảy sông, nhưng không thấy nước sông cũng là đục sao?”

Khuất Nguyên sửng sốt, lại đảo mắt, ngư thuyền đã biến mất trong gợn sóng.

Đạo bất đồng, bất tương vi mưu; thoại bất đầu ky bán cú đa. (đạo không đồng không thể cùng nhau bàn bạc, nói chuyện không hợp không thể nói hơn nửa câu) Khuất Nguyên tưởng rằng hắn sẽ không gặp lại ngư phu này nữa. Nhưng hắn đã lầm, hai ngày sau vào lúc đêm khuya, tiếng đập cửa vang lên dưới ánh trăng, thi nhân vốn đang trằn trọc khó ngủ liền đứng dậy coi, ngoài cửa đúng là Mịch La.

“Thật có lỗi, đã quấy rầy ngài sao?”

Khuất Nguyên mở cửa, nhất thời không nhận ra người đến là ai, Mịch La một thân bạch y tắm trong ánh trăng tựa như nguyệt thần. Ánh sáng trắng bạc ban đêm phủ lên thân hình tinh tráng thon dài, nhưng lại giống như tự thân y đã tản mác ra loại sương khói ôn nhu này vậy. Là thần? Hay quỷ? Khuất Nguyên cho dù là tục tử cũng biết trước mắt không phải phàm vật.

“Ta là Mịch La a! Khuất đại phu đã quên ta rồi sao?” Mịch La cười lắc lắc bầu rượu trên tay, “Tối nay ánh trăng rất đẹp, vừa lúc có một vò rượu ngon, đặc biệt đến mời đại phu cộng ẩm.”
“Quốc tang trên người, không thể mua vui.”

“Ai, để làm chi?” Mịch La mất hứng ngửa đầu thở dài, vạt áo rộng thùng thình lộ ra cần cổ trẻ trung, “Sở còn chưa bị diệt mà! Ngài đây là đang cầu xui xẻo sao?”

Khuất Nguyên nhìn thân thể chắc nịch trẻ tuổi, không khỏi ngây ngốc. Hắn cũng từng trải qua niên khinh thể tráng, cũng từng ý chí tràn đầy. Hắn năm đó sôi nổi nơi cung thất triều đình đã đi đâu rồi? Hắn tham dự Hợp tung cùng Tần chiến đấu, hai lần đi sứ ở Tề, đã ở nơi nào?

“Vào đi! Ta vẫn còn chút thức ăn.”

“Vậy, có thơ nhắm rượu không?” Mịch La nhảy dựng lên.

“Bớt tham lam đi.”

Sau ngày đó, bắt đầu tình bạn kì lạ giữa một già một trẻ. Mịch La tựa hồ luôn biết Khuất Nguyên khi nào thì tịch mịch khó nhịn, luôn xuất hiện vào thời khắc cần nhất. Hoặc ở bờ sông, hoặc ở đồng nội, có khi là vào buổi chiều ngột ngạt, có khi là vào ban đêm câu tịch. Sự xuất hiện của Mịch La luôn luôn thích hợp, Khuất Nguyên phát hiện người bạn vong niên này đã dần trở nên không thể thiếu.

Mịch La hiển nhiên thân phận bất phàm, trình độ văn học và lịch sử đều kinh người. Học vấn và tu dưỡng phong phú, suy nghĩ nhanh nhẹn, lại thêm tư tưởng khoáng đạt, đích thật là người có thể cùng Khuất Nguyên xướng họa tốt nhất. Luôn không mời mà tới, tùy ý lật xem các tác phẩm mới cũ của thi nhân, y còn giúp Khuất Nguyên tu văn nhuận cảo. (tu bổ gọt giũa văn chương)

Bởi vì hai người đều cố chấp, hơn nữa Mịch La còn có cá tính mặt dày mày dạn đạt đến một trình độ nào đó, thế nên hai người thường xuất hiện loại đối thoại dưới đây.

“Ta nói, bên này dùng “mộc lan” hay hơn!”

“Thiết nghĩ “chi lan” (cỏ chi và cỏ lan) thỏa đáng hơn.”

“Mộc lan!” Mịch La biểu tình mỗi lần đều rất khoa trương, “Đã phân tích nguyên nhân với ngươi một trăm lần rồi.”

“Cũng đã giải thích một trăm lần với ngươi lý do chi lan tốt hơn rồi.”

“Nhưng bên ta đều là giã mộc lan a!”

“Công dụng của chi lan nhiều hơn.”

“Mộc lan!”

“Chi lan.”

“Mộc lan.”

“Chi lan.”

“Mộc lan!”

“…”

Tuy rằng thường có loại tranh chấp này, cảm tình giữa hai người vẫn là càng ngày càng tốt. Duy nhất không hoàn mỹ chính là quan niệm của hai người thật sự cách nhau một trời một vực.
“Ta luôn lo lắng, Tần quốc trước mắt chỉ là giả vờ cùng Sở quốc ta giao hảo, một ngày nào đó sẽ lộ răng nanh với chúng ta!” Khuất Nguyên luôn luôn than thở.

“Vốn chính là như vậy.” Mịch La không thèm quan tâm uống một ngụm rượu, việc này trên đời đều biết, hơn nữa y đã sớm nghe chán rồi, “Ngươi thực nhàm chán, cứ nói đi nói lại không phiền sao?”

“Ngươi cứ châm chọc đi, ta chính là thật sự rất phiền não a! Vì sao vương không nghe lời của ta? Vì sao thiên hạ lại có nhiều tiểu nhân như vậy? Vì sao vương giả luôn thích nghe lời tiểu nhân?” Khuất Nguyên mỗi lần nói là một lần căm phẫn.

“Thói đời là như thế, ngươi chấp nhận đi!”

“Thời đời như thế, phải nên thử thay đổi chứ!”

“Ngươi có thể thay đổi sao?”

“Không thể.”

“Nếu đã biết, vậy còn có cái gì hay để cảm thán?”

“…”

“Quên đi, nói với ngươi cũng như không.”

“Ta vừa muốn nói như vậy được không?”

Đương nhiên, Khuất Nguyên cũng có hỏi qua Mịch La làm sao nhận ra hắn, lại nhận được một câu trả lời hư vô mờ mịt.

“Ngươi ở trong tộc của ta phi thường nổi danh.” Mịch La cười đáp.

“Vì sao?”

“Bởi vì ngươi đã biên lại “Cửu ca”.” (một bài tế thần của dân gian đã được Khuất Nguyên sửa đổi thêm thắt)

“Ngươi xuất thân từ gia đình thầy tế?”

“A! Tương tự vậy!”

“Cái gì là tương tự?”

“Chính là không khác lắm!”

“…”

Vì thế, chủ đề câu chuyện luôn bị bỏ đó.

Mịch La cứ như vậy làm bạn Khuất Nguyên qua vài năm. Khuất Nguyên từng hỏi qua, nhà dân trong phạm vi trăm dặm không ai biết Mịch La ngụ ở đâu, cũng không ai gặp qua người nhà vợ con của Mịch La. Khuất Nguyên trong lòng sớm đã đoán ra Mịch La không phải phàm nhân, liền cũng không truy cứu y là từ phương nào tới nữa.

Năm 281 trước Công Nguyên, Sở Khoảnh Tương Vương năm thứ mười tám. Bởi vì Sở Vương mời chư hầu ý đồ cùng lập Hợp tung, chọc giận Tần vương, năm sau Tần quốc cử binh phạt Sở. Sở quân đại bại, phải cắt Thượng Dung, Hán Bắc hai nơi dâng cho Tần, từ đó về sau giữa hai nước lại dấy lên chiến sự. Ở Giang Nam, Khuất Nguyên rất buồn nhưng lại bất lực, đành phải một lần lại một lần ưu sầu quanh quẩn bên bờ sông Tương.

Tháng chín cuối thu, gió xoáy hoặc đình trệ hoặc gào thét thổi qua vùng đồng bằng bên bãi cát bồi. Hương khí của các loài hương thảo như lan, huệ và hoa nhứ (hoa nhẹ bay được) màu trắng cùng nhau phiêu lạc, lướt qua tay áo của thi nhân, dường như quyến luyến mà vờn quanh bốn phía. Chim ca thú kêu liền nhau không dứt, chợt xa chợt gần tương ứng hợp nhau, ngay cả cá bơi trong nước cũng chớp động lân phiến phản xạ dương quang trong nước, tựa hồ khoái hoạt vô cùng. Nhưng người thất ý dù ở trong cảnh đẹp cũng vẫn buồn rầu, cảnh sắc mùa thu vàng trong chỉ càng gợi lên nhiều ưu tư.

“Bi hồi phong chi diêu huệ hề, tâm oan kết nhi nội thương. Vật hữu vi nhi vẫn tính hề, thanh hữu ẩn nhi tiên xướng. Phu hà Bành Hàm chi tạo tư hề, kỵ chí giới nhi bất vong…”

“Ai, theo như ngươi nói. Câu chữ của ngươi rất đẹp, nhưng muốn gì thì nói trực tiếp không phải tốt hơn sao?” Thanh âm của Mịch La lại từ trong sông truyền đến.

“Điểu thú minh dĩ hào quần hề, thảo tư bỉ nhi bất phương. Ngư tập lân dĩ tự biệt hề, giao long ẩn kỳ văn chương…” Không nhìn ngư thuyền quen thuộc đang trôi tới bên này, Khuất Nguyên lại tiếp tục ngâm vịnh.

Mịch La đem thuyền nhỏ cập bờ, lâm vào trầm mặc.

“Mịch La a Mịch La, ngươi cũng là giao long, vì sao lại cam nguyện ẩn giấu nơi đáy nước?” Thi nhân đột nhiên dừng, theo cảm xúc mà thốt lên.

Thật hiếm thấy, ngư phu trẻ tuổi lần này vậy mà không có mở miệng tranh luận đạo lý ẩn thế.
“Hôm nay không muốn tranh luận, ngươi cứ than phiền đi!” Mịch La cười khổ.

Khuất Nguyên mỉm cười, Mịch La là biết tâm tình của hắn sa sút, nên để hắn phát tiết hết đúng không?

“Cầu giới tử chi sở tồn hề, kiến Bá Di chi phóng tích. Tâm điều độ nhi phất khứ hề, khắc trứ chí chi vô thích.”

(trên đây đều trích từ Bi hồi phong, 1 tác phẩm của Khuất Nguyên, mình không thể dịch nổi ;__; nhưng đại loại là vừa tả cảnh vừa tả tình, mùa thu màu vàng mà ổng đang buồn cho nên trong cảnh có tình trong tình có cảnh)

Thi nhân nhất phú kết thúc, Mịch La bên cạnh đã sớm lên bờ ngồi ở một bên, tầm mắt cũng trông về phía xa sông Tương.

“Cho nên, ngươi lại nghĩ không ra?” Mịch La rầu rĩ hỏi.

“Ta thật hận, hận nịnh thần tiểu nhân vinh hoa phú quý; ta càng thương tiếc, thương tiếc con người bây giờ đều tự tư tự lợi.” Hồi phong cuốn qua, tóc trắng bay vào mặt, Khuất Nguyên không hề động tay gỡ ra, “Ta luôn luôn suy nghĩ, cứ dứt khoát theo nước sông Hoài vào biển, đi theo Ngũ Tử Tư là xong.”

“Ai, ngươi có biết, ta nhìn đến bãi cát bên kia thì nhớ đến gì không?” Mịch La gãi gãi đầu, “Ta nhớ đến cái tên ngu ngốc hết lời can gián Trụ vương nhưng không ai nghe, cuối cùng nhảy sông tự vẫn, Thân Đồ Địch. Lúc còn sống có nói đến rách miệng cũng chưa ai muốn nghe, chết rồi sẽ có người muốn nghe sao? Hắn ôm tảng đá trầm mình xuống sông, chỉ có thay đổi thực đơn của tôm cá hôm đó mà thôi.”

Mịch La tựa hồ vì chuyện cười của mình mà ha ha cười lớn, nhưng Khuất Nguyên lại cười không nổi, một chút cũng không buồn cười.

“Được rồi! Ta chỉ là muốn nói với ngươi đó là vô dụng.” Mịch La ngừng cười, “Người đã chết, vô luận lên trời xuống đất đều chỉ là một luồng u hồn. Ngươi còn sống có lẽ hiện giờ không được trọng dụng, nhưng làm sao biết tương lai sẽ không thay đổi?”

Thi nhân nhìn Tương Giang, còn Mịch La nhìn thi nhân.

“Còn sống, không nhất định sẽ có thay đổi… Nhưng chết rồi thì tuyệt đối sẽ không có thay đổi.” Người trẻ tuổi nghiêm túc nói, “Cho nên vô luận là lẩn trốn cũng tốt, can gián từ xa cũng được, ngươi đều phải cố gắng sống. Lỡ trải qua một giáp (60 năm) lại xuất hiện một tân vương trọng dụng ngươi thì sao?”

“Ta đã năm mươi, ngươi nghĩ ta còn có thể sống thêm sáu mươi năm?”

“Nếu ngươi cả ngày đều muốn nhảy sông tự sát, thì xác định chắc chắn là sống không đến.”
Mịch La nghiêng người đứng lên, lôi kéo Khuất Nguyên đi lên thuyền. “Đi! Đừng nghĩ nữa!”

“Đi đâu?”

“Đi bắt cá! Ở đây hớp gió không có no bụng a.”

“Ta không bắt cá.”

“Bỏ ngươi ở đây ta sợ ngươi nhảy sông tự vẫn.”

“Ác.”

“Thật là, đã mấy chục tuổi rồi, còn khiến cho người ta lo lắng.” Mịch La một bên đem thi nhân đẩy lên thuyền một bên oán giận, “Thật đúng là không thể mặc kệ ngươi.”

Bắt đầu từ ngày đó, Mịch La mặt dày mày dạn xông vào nhà Khuất Nguyên ở, kiên quyết chen chúc ngủ trên giường thi nhân. Khuất Nguyên ban đầu còn phàn nàn, nhưng sau vài lần không có kết quả cũng mặc kệ y luôn.

Thế là chớp mắt thu đi xuân đến, theo đại quân Tần quốc một đường tiến sát đô thành nước Sở, Sính Đô, Khuất Nguyên cũng càng ngày càng hậm hực hơn. Hiện giờ, ngay cả truyện cười của Mịch La cũng không thể khiến hắn phấn chấn hơn. Hắn muốn chết, giờ giờ khắc khắc đều muốn chết. Điều duy nhất ngăn cản hắn chính là người trẻ tuổi mặt dày bên người.

Lại là một đêm đầu xuân, cửa gỗ lần thứ hai dưới ánh trăng vang lên tiếng động. Khuất Nguyên nghi hoặc đứng dậy mở cửa, hắn nghĩ không ra. Ngoài trừ Mịch La bên cạnh, trên đời này còn có ai nửa đêm đến gõ cửa nhà hắn chứ?

Y nha, cửa mở, dưới ánh trăng là một lam y đồng tử xa lạ, nhìn thấy Khuất Nguyên thì vái chào thật thấp.

“Bái kiến Khuất đại phu.” Đồng tử nói, “Ta là người Giang gia, phụng mệnh chủ mẫu truyền lời cho chủ nhân.”

“Giang gia?” Khuất Nguyên nghi hoặc, “Nơi này không có…”

“Là tìm ta đó.”

Thi nhân quay đầu lại, Mịch La vốn đang ngồi trên giường đã đến sau lưng hắn. Trên khuôn mặt trẻ tuổi của Mịch La lại xuất hiện biểu tình ngưng trọng phi thường hiếm thấy.

“Thật có lỗi, ta chắc là phải đi ra ngoài một chút.” Mịch La trước khi xuất môn vẫn quay đầu lại bày ra một mạt tiếu dung, “Đừng thừa dịp trong lúc này tự sát đó!”

Mịch La theo tiểu hài kia ly khai, nhưng hiển nhiên ly không đủ xa, lời nói còn theo tiếng gió thổi lọt vào phòng Khuất Nguyên. Dựa theo lễ phép thi nhân không muốn nghe, nhưng không phải cứ không muốn nghe thì nghe không được.

“Chủ nhân bốn năm chưa về… Việc lớn nhỏ không người làm chủ…”

Tiếng trả lời của Mịch La rất nhỏ, nghe không được. Khuất Nguyên trong lòng sinh nghi, Mịch La ở nhà hắn bất quá chỉ mấy tháng, tại sao lại tới bốn năm?

“Chủ mẫu nói, việc vặt hằng ngày có thể thay ngài quản lý, nhưng mà tế Đoan Ngọ năm nay…”
“Ngươi nhỏ giọng một chút!”

Sau đó có một lúc lâu nghe không rõ lắm đoạn đối thoại, chỉ có âm thanh nhỏ vụn. Sau nữa là tiếng hô phẫn nộ của Mịch La: “Đừng có giỡn chứ! Vì sao ta không quay về thì lão gia hỏa sẽ chết?!”

Đồng tử không biết trả lời cái gì, tức giận của Mịch La chỉ có tăng không giảm.

“Những người đó đều điên rồi sao? Lão gia hỏa ta xem qua là vu sư cao cường nhất mà!”
Đồng tử không biết lại nói gì đó, đêm rốt cục yên tĩnh lại, sau đó Mịch La đẩy cửa ra trở lại phòng Khuất Nguyên.

“Thật có lỗi, ta phải về nhà một chuyến.” Người trẻ tuổi miễn cưỡng cười, “Trong nhà có việc, không thể tiếp tục quấy rầy ngươi nữa.”

“Sáng mai đi?”

“Không, bây giờ.” Mịch La cười khổ, “Không nói dối ngài, nhà của ta ở sông Mịch La. Hơn nữa, trước tế điển Đoan Ngọ còn có rất nhiều việc phải làm.”

“Ta hiểu.” Khuất Nguyên thông cảm vỗ vỗ vai Mịch La, “Vu sư tộc trước tế điển hẳn là có rất nhiều chuyện phải chuẩn bị đúng không? Bây giờ lội ngược dòng còn kịp không?”

“Cái đó, tuyệt đối kịp…”

Mịch La lại thở dài, tiện tay thu thập chút tế nhuyễn tùy thân, sau đó xuất môn.

“Vậy, cáo từ trước. Cám ơn ngài khoảng thời gian này đã chiếu cố.” Mịch La hướng Khuất Nguyên cúi đầu thật thấp, “Nếu ngày nào đó muốn tìm ta, ra bờ sông Mịch La kêu tên ta là được!”

Khuất Nguyên không hỏi Mịch La vì sao làm vậy có thể tìm được y, cũng không hỏi y có trở về hay không, chỉ yên lặng hướng người bạn tuổi trẻ nói lời từ biệt. Thế là Mịch La đi, tiểu ốc người ở lại khôi phục tịch liêu.

Năm 278 trước Công Nguyên, Sở Khoảnh Tương Vương năm thứ hai mươi mốt. Đại tướng quân Bạch Khởi của Tần quốc phá Sính, Sở dời đô về thành Trần. Sau khi Mịch La rời đi không lâu, tin tức truyền tới Giang Nam. Khuất Nguyên cảm giác sâu sắc đại cuộc đã mất, bi quốc bi dân vô tận càng làm sâu thêm ý nghĩ bi quan. Hắn viết ra thiên tác phẩm cuối cùng “Hoài Sa”, quyết định không còn lưu luyến thời loạn lạc này nữa. Mịch La từng một lần dấy lên lưu luyến của hắn đối với nhân thế, nhưng đốm lửa nhỏ thì dễ dập tắt, sau khi người trẻ tuổi đi tiểu ốc trống không càng bức thi nhân đến giới hạn còn lạnh lẽo hơn so với trước đây.

Sinh ly tử biệt. Nhân thế vô thường (thế gian luôn thay đổi), tội gì phải lưu luyến?

Trước khi nhảy sông, Khuất Nguyên đi tới bờ sông Mịch La. Hắn cảm thấy nên gặp Mịch La lần cuối cùng, cho dù không thể hướng Mịch La nhắn nhủ di ngôn thì cũng muốn chuyển lời để y biết quyết tâm của mình. Hắn không muốn Mịch La trở lại tiểu ốc hai người từng ở chung rồi mới phát hiện đã sớm người không nhà trống.

Về phần vì sao lại nghĩ như vậy, hắn cũng không rõ lắm. Có lẽ là… Hắn mong chờ sau khi nhìn thấy Mịch La có thể sẽ thay đổi gì đó chăng?

Hôm nay vừa vặn là Đoan Ngọ, nước sông Mịch La phản xạ diễm dương chính ngọ, lóe lên ba quang trong vắt. Nghi thức tế thủy thần bên bờ sông đang mở màn, thuyền rồng trang sức hoa mỹ đang đỗ ở bến tàu, vu sư đang ở trên tế đàn múa, hai bên trống nhạc du dương. Khuất Nguyên vô pháp nhận ra Mịch La giữa đám vu sư trang phục lộng lẫy, hỏi người qua đường đang xem xung quanh lại được câu trả lời “Chưa từng nghe thấy người này”. Đương nhiên, vô luận hướng về sông gọi như thế nào, ngư phu trẻ tuổi cũng không lắc lư thuyền nhỏ xuất hiện.
“Như vậy, nếu có một ngày gặp người kia, xin nói cho y biết Khuất Bình (tên thật của Khuất Nguyên) thực xin lỗi y, đã uổng công y tận tình khuyên bảo.”

Cuối cùng, Khuất Nguyên chỉ có thể nhắn nhủ người đi đường như vậy, sau đó ly khai hội tế thần.

Mất mác lại tịch liêu, lại tìm không được cố hữu, ngay cả tiếng quản huyền của tế điển đến tai thi nhân cũng tựa như bi khúc. Cho dù không bi. Cũng khiến người ý lạnh. Quốc gia tương vong, nhân dân chỉ có thể đem hy vọng ký thác vào việc tế thần bái quỷ, điều này có thể nào không khiến người ta tâm như tro tàn? Nếu thần có thể thông qua vu sư lắng nghe nguyện vọng khẩn cầu của mọi người, thì ai sẽ truyền đạt tử gián (đến chết cũng can gián) của trung thần nghĩa tử đây?

Đầm nước sâu rộng xanh biếc kia, chính là đang phản chiếu trời xanh?

“Khuất đại phu nhảy sông!”

Khi tin tức dường như khóc than được lan truyền thì tế điển đang tiến hành đến cao trào. Giang thần (thần sông) nhân vật chính của tế điển đang giáng xuống người vu sư chủ tế, truyền đạt ý chỉ với mọi người. Tin dữ cắt đứt thần ngữ vọng âm lượn lờ, toàn bộ hội tế điển đột nhiên hỗn loạn cả lên, tin tức vụn vặt lan truyền như gió thổi. Không ít đám người bỏ lại tế điển chạy ra bờ sông, càng nhiều người bắt đầu khóc lóc và mắng chửi.

“Im lặng!”

Giữa hỗn loạn, vu sư chủ tế gầm lên một tiếng trấn định cả đám người, thuận tay quơ lấy tế phẩm trên đài, tinh kỳ (cờ quạt) bạt không bay lên. Trong tiếng kinh hô vu sư đứng ở giữa sông, lăng không bồng bềnh.

“Nước sông Mịch La nghe lệnh!” Vu sư tựa hồ ở trên lá trúc gói thịt viết gì đó, “Tức khắc ngừng chảy!”

Theo tế nhục (thịt để cúng tế) từ gói lá trúc rơi xuống nước, tình huống tựa như kỳ tích đã xảy ra. Nước sông Mịch La vốn đang cuồn cuộn không ngừng chảy về phía tây đột nhiên dừng lại như bị đông cứng, tựa như một phiến băng dày.

Tiếp đó vu sư cầm lên một nắm gạo nếp, mạnh mẽ vẩy xuống sông. Hắn hét lớn: “Binh tôm tướng cá! Nhanh chóng tìm người này!”

Giọng nói chưa dứt, cả con sông Mịch La đã ầm ĩ lên, dường như có vô số sinh vật đang di chuyển tán loạn, nói chuyện với nhau. Trên bờ mọi người không khỏi che lại lỗ tai, vu sư lại không thèm để ý chút nào, tâm đã nhận ra mà hướng về phía nào đó của bờ sông trực tiếp bay đi.

“Lặc lệnh! (lệnh bắt buộc) Phá thủy!”

Như có ý định thứ sát mãnh thú trong nước, vu sư cầm hoàng kỳ trong tay cắm thẳng xuống nước. Mọi người nín thở, nước sông tĩnh lặng lấy cán cờ làm trung tâm mà tách ra, nháy mắt xuất hiện một cái động không. Còn lá cờ thì nhẹ nhàng đứng thẳng ở vị trí vốn là mặt sông, vu sư trong nháy mắt phá thủy thì mất đi tất cả tinh lực rơi xuống, chỉ có thể nhanh chóng chụp lấy lá cờ để tránh ngã chết.

Ngày tháng năm nguyên bản là diễm dương cao chiếu đột nhiên nổi lên tầng tầng mây dày đặc, tiếng sấm ầm ầm chém rách không trung. Rõ ràng vẫn đang là giữa trưa, vậy mà bỗng nhiên sắc trời lại âm u như sẩm tối, trong thoáng chốc rơi xuống một trận mưa to tầm tã.

Qua không lâu, mọi người rốt cục cũng tìm được chỗ trú mưa thì kinh hãi phát hiện nước sông đã khép lại, hơn nữa còn bắt đầu chảy. Toàn bộ nước lại trở nên yên ả, chỉ còn cột cờ dựng đứng trên mặt nước kia miễn cưỡng giúp cho đại vu sư không bị chìm chết. Mấy chiếc thuyền rồng khá can đảm động chèo bơi về phía trước, vớt lên vu sư và cột cờ. Mà vu sư trong phút chốc được cứu thoát thì khóc rống lên.

“Đại nhân, đại nhân, ngài không sao chứ?” Người chèo thuyền hỏi.

“Ta không sao.” Vu sư chủ tế lau nước mưa nước mắt trên mặt, “Không phải ta đang khóc, là sông Mịch La đang khóc.”

Nếu lúc này con người có thể lặn xuống nước, thì bọn họ sẽ nhìn thấy bi kịch phát sinh nơi đáy sông. Một con bạch long đang chậm rãi lặn xuống, lấy một vật gì đó ở đáy sông làm tâm mà xoay quanh. Thi nhân yêu nước vĩ đại nhất trong lịch sử chìm dưới đáy sông, một tảng đá lớn được cột vào thắt lưng của hắn bằng dây thừng to, khiến cho thi thể lạnh như băng vô pháp nổi lên. Đáy sông hắc ám, y bào và mái tóc trắng của Khuất Nguyên lay động theo sóng nước, tựa như đung đưa theo gió.

Mà nếu có người có khả năng tinh thông âm dương, liền có thể thấy trên tảng đá lớn ngồi một mạt u hồn, cư nhiên đúng là Tam Lư đại phu Khuất Nguyên. Còn vây quanh bốn phía là các loại cá tôm tiểu tướng và hai tên quỷ sai đang bị cá tôm ngăn lại.

“Ngươi rốt cục đã đến.” Hồn phách của Khuất Nguyên cười nhìn bạch long.

“Vì sao… Vì sao ngươi vẫn muốn tìm cái chết?” Bạch long khóc, đảo mắt hóa thành một thanh niên áo trắng.

“Ta đã nói rồi, thế gian này không có nơi cho ta về.” Khuất Nguyên nói.

“Chẳng lẽ… Chẳng lẽ ta còn chưa đủ sao?” Mịch La ôm hồn phách thi nhân khóc lóc, “Vì sao ngươi cứ phải tìm chết? Ta không phải đã nói nước sông này bẩn sao? Tội gì ô uế chính mình chứ?”

“Thuộc hạ của ngươi đã nói cho ta biết… Ta sớm nên biết, ngươi là một con rồng mỹ lệ.”
Khuất Nguyên vỗ về mái tóc đen của long thần, nhẹ nhàng nở nụ cười, “Ngươi đã không phải người, vậy tại sao lại hy vọng ta sống?”

“Mặc kệ tánh mạng phàm nhân ngắn hay dài cũng đều là sống. Còn sống, sẽ sinh ra thay đổi.” Nước mắt Mịch La tan thành một mạt thanh lưu. “Nhưng phàm nhân đã chết, hồn ma sẽ không có thay đổi…”

“Đừng khóc, Mịch La giang thần.” Hồn phách Khuất Nguyên an ủi long thần, “Ta không đáng cho ngươi rơi lệ.”

“Sao không đáng?”

“Không đáng.”

“Đáng.”

“Không đáng.”

“Đáng.”

“Không đáng.”

“Đáng.”

“Không.”

“Đáng! Ta nói đáng giá chính là đáng giá!”

“…”

Chẳng biết tại sao, tôm cá quỷ sai bốn phía tựa hồ cũng đang che miệng cười trộm, Mịch La giang thần tức giận đẩy Khuất Nguyên ra, hướng bốn phía trừng mắt, chấm dứt việc cả đám cười trộm.

“Ngươi vì sao không hỏi thân phận của ta?” Mịch La hỏi.

“Chí điểu chi bất quần hề, tự tiền thế nhi cố nhiên.” Khuất Nguyên chua xót cười, “Đã sớm cảm giác ngươi không phải phàm nhân, nếu ngươi phải gạt ta, ta thà rằng tin ngươi.”

“Ngươi…” Nước mắt Mịch La lại tuôn ra, ở đáy sông lấp lánh tỏa sáng.

“Đừng khóc, ta đây sẽ ở trong sông với ngươi, không già không chết, như vậy không tốt sao?” Khuất Nguyên an ủi vỗ vỗ vai Mịch La. “Như vậy không phải vừa hay sao?”

“Ngươi cũng thực biết chọn thời điểm, cố tình chọn ngay lúc ta không rảnh cứu ngươi thì nhảy sông.” Long thần lau nước mắt, tựa hồ không nghe thấy lời của Khuất Nguyên, có điểm tức giận mà bắt đầu oán trách, “Ta không nói với ngươi khi nào trở về, ngươi sẽ không ở một chỗ chờ ta được sao? Tìm không thấy ta, ngươi sẽ không chờ một chút?”

“Ta…”

“Lúc đó bận bịu muốn chết, lêu lổng với ngươi bốn năm, trong sông tích tụ một đống thủy yêu thủy quỷ, nếu không ta sao lại trở về?” Mịch La cơ hồ tức giận đến mắng to, “Thật vất vả mới sắp xong, tế điển chấm dứt là có thể trở về, ngươi lại cho ta nhảy sông! Ngươi có biết, đại vu sư hầu hạ ta nhiều năm không kịp để ta rời đi, trực tiếp cho ta mượn thân thể cứu ngươi, thiếu chút nữa cứ vậy bị ta giết chết?”

“Hảo hảo, thực xin lỗi, vậy ta hóa thành thủy quỷ ở trong sông tạ tội với ngươi là được.” Khuất Nguyên trấn an nói.

“Không được, không cho phép.” Mịch La quả quyết cự tuyệt, “Ngươi không được trở thành thủy quỷ, ngươi chuyển thế đầu thai cho ta.”

“Vì sao?” Khuất Nguyên mạc danh kỳ diệu.

“Bởi vì người chết chỉ có tích tụ khí xấu, cuối cùng hóa thành yêu vật.” Chẳng biết tại sao, long thần tựa hồ mỗi từ mỗi câu đều khó nói ra. “Cho nên ngươi phải đi, ta không cần yêu vật như thế ở trong sông của ta.”

“Mịch La…”

“Đủ rồi! Ta chịu đủ than trách của ngươi rồi! Phàm nhân nói cũng nói không nghe!” Thân ảnh màu trắng xoay người đưa lưng về phía u hồn, “Ngươi đi đi! Ta không muốn nhìn thấy ngươi nữa!”

“Ngươi…”

“Dẫn hắn đi!” Long thần đối quỷ sai hạ lệnh, tiếp theo quát tháo thuộc hạ bên cạnh, “Đưa bọn họ đi! Đừng để ta nhìn thấy người này nữa!”

Binh tôm tướng cá đối quỷ sai nhất tề cúi đầu tạ lỗi, tiếp theo nhường đường đi. Hai tên quỷ sai rốt cục cũng tiến lên khóa xiềng xích, thúc giục Khuất Nguyên rời đi.

“Chờ một chút, xin ngươi.” Khuất Nguyên trước khi rời đi, quay đầu lại nhìn bóng dáng quen thuộc kia, “Nếu thuận tiện ngươi có thể phái một ít tiểu ngư tiểu hà trở về cố hương của ta, báo cho tỷ tỷ của ta một tiếng được không?”

“Buồn cười!” Long thần vẫn như cũ đưa lưng về phía thi nhân và quỷ sai, ngữ khí run rẩy, “Vì sao ta phải giúp phàm nhân làm này làm kia? Ngươi nằm mơ đi!”

Thế là hồn phách của Khuất Nguyên đi, tiến vào âm tào địa phủ thuỷ thần vô pháp quản lý.
Cho nên hắn không thấy được, ngay sau khi hắn biến mất, long thần dùng phối kiếm trên người chặt đứt dây thừng buộc Khuất Nguyên và tảng đá lớn, đảo mắt hóa thành một đại ngư màu trắng. Trăm dặm thủy lộ, đối với thuỷ thần mà nói chỉ là gang tấc mà thôi.

Trong tiếng ca chiêu hồn của người đau khổ trên bờ, bạch ngư lay động cái đuôi dài, chậm rãi rụt vây của mình, đẩy xác Khuất Nguyên nổi lên. Thủy lộ khó khăn, nhưng đáy nước không có dòng chảy ngầm cả gan xâm nhập, mặt sông cũng không có cuồng phong dậy sóng cản trở.

Theo sông Mịch La bắt đầu, bạch ngư đem Khuất Nguyên đi qua sông Tương bọn họ từng gặp nhau, tiếp theo tiến vào Động Đình. Động Đình nhất bích vạn khoảnh, (vạn khoảnh một màu xanh ngọc bích) ngạn chỉ đinh lan (bên bờ có cây bạch chỉ, trên bãi bồi có hoa lan) thơm nồng xanh tươi, nhưng bạch ngư không rảnh cũng không có tâm trạng lưu luyến, chỉ lo chở thi nhân đi về phía trước. Ra khỏi cửa hồ, bạch ngư vào Trường Giang, đem điểm điểm đốm đốm lệ trúc Tương phi ném lại phía sau, giống như những thứ hắn bỏ lại phía sau chỉ đều là cảnh sắc bình thường.

Sau đó hắn ngược dòng đi, uốn lượn ngàn dặm. Qua Công An, vượt Giang Lăng, bỏ qua Di Lăng, Nghi Xương, rốt cục tới được bắc ngạn Trường Giang nơi cố hương Khuất Nguyên không trở về được.

Tỷ tỷ của Khuất Nguyên đang giặt quần áo ở bờ sông thì phát hiện thi thể bạch ngư đem về, bởi vậy mà truyền ra các loại truyền thuyết. Còn người Giang Nam thì nhớ rõ chú ngữ vu sư muốn cứu Khuất Nguyên năm đó, tháng năm hàng năm lấy gạo nếp, lá trúc gói thịt bỏ xuống sông.

Đáng tiếc thi nhân nhảy sông đến long thần cũng không kịp cứu lên, thì bánh chưng cũng không vớt lên được thi thể vốn không tồn tại. Tác phẩm để lại của Khuất Nguyên truyền ra, nhân dân qua các thế hệ lại truyền nhau cố sự nhảy sông, cũng như cùng nhau bảo lưu nghi thức chèo thuyền cướp cờ. Nhưng bánh xe thời gian vẫn luôn tiếp tục lăn về phía trước, người chết rồi cũng vô pháp gọi trở lại.

Năm 223 trước Công Nguyên, Tần diệt Sở; năm 221 trước Công Nguyên, Tần thống nhất thiên hạ; năm 206 trước Công Nguyên, Hạng Vũ, Lưu Bang lập tân Sở Vương diệt Tần. Lịch sử không ngừng tiến về phía trước, vĩnh viễn sẽ không quay đầu lại. Nhưng hương dã thôn phu đã bảo lưu truyền thuyết này trong miệng, các thế hệ đại văn nhân đều ngâm vịnh Sở Từ, truyền lưu loại trung nghĩa cố chấp không biết biến đổi này. Lại có người nói, tinh thần của Khuất Nguyên đã tạo thành một phần văn hóa tinh túy nhất của Trung Hoa.

“Xem, ta đã nói mà. Trải qua mấy giáp sẽ luôn có người hiểu được ngươi!”

Nghe nói bên bờ sông Mịch La, mãi đến hôm nay còn có thể vào đêm khuya nghe thấy lời phàn nàn như vậy.

Nghe nói, đó là giọng nói trong trẻo của một nam tử trẻ tuổi.



“Chuyện hôm nay của cậu hình như đặc biệt cảm tính nha?”

Thực cảm động, chuyện xưa kể xong Tân Ngải Nhân không hề chìm vào trạng thái buồn ngủ. Bác sỹ thú y trẻ tuổi đã sớm thanh tỉnh, tựa vào đầu giường nửa ngồi lật xem một quyển “Sở Từ giám thưởng” (giám định và thưởng thức Sở Từ) thật dày.

“Dù sao cũng chỉ là kể chuyện xưa của Khuất Nguyên thôi!” Bạch Linh liếm liếm môi, “Kể chuyện xưa của ông mà không có đẳng cấp cảm tính và tạo hình này thì cũng thực có lỗi với chính mình, thực có lỗi với văn hóa năm nghìn năm của Trung Hoa!”

“Kỳ thật là cậu hôm qua thấy quyển sách này, hiện học hiện mại (học liền bán liền, ý nói dạy cho người khác cái mình vừa mới học được) đúng không?” Tân Ngải Nhân lật trang sách, đẩy đẩy mắt kính, ném cho bạch hồ một cái nhìn buồn cười.

“Đây là vũ nhục!” Bạch hồ nhảy dựng lên, “Nói cứ như tôi sống bốn trăm năm, đến hôm qua mới đọc Sở Từ vậy!”

“Tôi cũng không có nói như vậy, là cậu có tật giật mình chứ gì?”

“Anh có nói!”

“Tôi không có.”

“Có!”

“Không có.”

“Anh có! Anh có chính là anh có!”

“Khoan đã cậu không thấy đoạn đối thoại này có chút quen tai sao?”

Bạch hồ hừ một tiếng, giận dỗi xoay người nhảy xuống giường. Bác sỹ thú y vẫn tựa vào đầu giường, lật vài trang sách, lại nhớ đến điều gì đó.

“Ai, Bạch Linh. Trước đây tôi hình như có nghe qua Khuất Nguyên và Sở Hoài Vương có tình cảm gì đó không thể cho ai biết đúng không?”

“Tôi đối với cố sự giữa nhân loại không có hứng thú.” Bạch Linh nhanh chóng biến thành thanh niên áo trắng, “Anh rốt cuộc có rời giường hay không?”

“Với chuyện của nhân loại không có hứng thú? Vậy cậu xem bơi thuyền rồng làm gì?”

“Rốt cuộc có rời giường hay không? Không rời giường thì anh tự mình đi xuống ăn bánh chưng. Hay là anh hy vọng tôi ôm anh xuống?”

“Được rồi được rồi…”

Cảm giác được đe dọa trong thái độ của yêu hồ hình người, Tân Ngải Nhân rốt cục đầu hàng, đem sách bỏ xuống giường.

Nhưng người hiện đại vẫn không hiểu, bất quá chỉ là qua một cái lễ thôi… Chú trọng nhiều hoạt động như vậy để làm gì?


Sau đây là phần chú thích:

Hợp tung: Hợp tung là hợp nhiều nước nhỏ đánh một nước lớn, nhằm tránh bị nước lớn thôn tính. Vào thời Chiến Quốc, Tần và Tề nổi lên là hai nước mạnh ở phía tây và phía đông. Mặt khác, hai nước này còn tìm cách liên minh với nhau, tạo ra sự uy hiếp lớn đối với sự tồn tại của các nước khác. Trong hoàn cảnh đó, các nước khác liên hợp lại với nhau. Do các nước nhỏ này nằm trải từ bắc xuống nam, nên sự liên minh gọi là hợp tung (liên kết chiều dọc). Các nước này là Triệu, Hàn, Ngụy, Sở, Yên. Tùy giai đoạn mà sẽ hợp nhiều hay ít.

Ngũ Tử Tư: vốn là người nước Sở nhưng lại là tướng của nước Ngô thời Xuân Thu, ông vì can gián Ngô vương Phù Sai mà bị ban tử, xác bị ném xuống sông Tiền Đường, người đời sau tôn ông là thần nước, một trong các “Thủy tiên vương”. Nói thêm, thủy tiên tôn vương ở đây có: Đại Vũ (trong chương Trị thủy có nhắc đến), Ngũ Tử Tư, Khuất Nguyên, Tây Sở bá vương Hạng Vũ, Lý Bạch, Vương Bột.

Lệ trúc Tương phi: Tương phi là chỉ hai người con gái của vua Nghiêu, sau làm vợ của vua Thuấn, người chị là Nga Hoàng, tức Tương quân, người em là Nữ Anh, tức Tương phu nhân. Vua Thuấn sau khi giết ác long, chết vì bệnh ở Tương Giang, hai người tìm đến thấy phần mộ của vua thì khóc đến chảy máu chết bên mộ vua, nước mắt thấm vào cây trúc, trên thân trúc xuất hiện nhiều đốm như nước mắt nên gọi là lệ trúc.

Sở Từ: là một thể thơ do Khuất Nguyên sáng tạo, đến thời Hán, Lưu Hướng đem các tác phẩm của Khuất Nguyên và một số tác giả khác biên soạn lại thành cuốn Sở Từ.

(…)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.........