-->

Trang Webblog của Skyskysky




Ngăn dòng
Thân mời quý bạn chọn các bản nhạc dưới để xem vv
Ngăn dòng
Phôi Pha_Khánh Ly Diễm xưa_Khánh Ly Tiếng hát Dạ Lan_Khánh Ly Về đây nghe em_KL_NNN Chiều Một Mình Qua Phố Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui_Khánh Ly Khanh Ly_Ru Ta Ngam Ngui Ca Dao Mẹ - Khánh Ly Một Cõi Đi Về - Khánh Ly Video: THẦY TRẦN PHÁT LẠC Thời trang và ẩm thực_TTC Ghé thăm thầy Trần Phát Lạc Thầy tôi và bạn bè Khóa 66 - 71 Phỏng vấn Thầy TRẦN PHÁT LẠC Skyskysky Mỹ Lệ_Phố biển tình anh
Ngăn dòng

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Dấu văn còn mãi BÀI 2 Dương Đăng Cả


Thưa quý bạn thân mến. Trang sky… là nơi kết nối bạn bè một thuở áo xanh. Tôi viết loạt entry này để ghi nhớ lại hình ảnh thầy cô bạn bè. Với tôi, bạn bè cũng là những dấu văn còn mãi khắc sâu trong lòng mình. Những kỷ niệm đẹp, những tình tiết đặc biệt, những giai thoại vui vẻ.
Dẫu sao, để cho bài viết được lý thú, tôi có ngoa dụ, thổi phồng một số sự việc, hoặc dùng từ ngữ có khi suồng sã khi viết về các bạn. Nếu có gì không phải xin các bạn góp ý và lượng thứ. Coi như già đầu rồi mà còn nghịch ngợm như đám… học trò quỷ sứ ngày xưa. Muôn vàn đa tạ.PHD.


DƯƠNG ĐĂNG CẢ - PHẠM HÙNG DŨNG.
Dấu văn còn mãi
BÀI 2
Dương Đăng Cả


Lão ta chuyên nghề lớp trưởng suốt một thời trung học, lúc nào cũng sôi sục những dự định, những ý tưởng. Tôi với lão thân nhau, mãi đến giờ. Cùng chơi trong Thi Văn Đoàn Thằng Bờm, bút nhóm Lam (lão là Dạ Lam). Lão rành nhiều thứ: làm thơ, viết văn, thổi sáo. Đặc biệt là võ mồm, có nghề nói (chữ nghĩa là hùng biện, nôm na là dẻo mỏ) hấp dẫn đến con nít bà già con ve cái kiến cũng phải ngẩn ngơ mà nghe.

Tướng tá đẹp trai, háng xồm lắm, cộng thêm những tài lẻ với môn võ mồm cực kỳ tinh thông, con gái chạy theo hàng đàn, mê tít, gạt hoài không hết. Đôi khi cô này ghen cô kia, ùm xòe, lộn lạo cả lên.

Có biệt danh: Dê Đang Cà. Cái này thầy Hưng đặt.

Chỗ nào có lão là chỗ đó vui hơn Tết, pháo nổ đùng đoàng, tiếu lâm ôm bụng cười bò. Về xóm nhà tôi ở trọ học, đám trẻ con vây quanh hàng đàn. Thôi thì đủ thứ trò chơi bày ra, đứa nào cũng mê tít thò lò. Mãi nhiều năm sau còn nhắc tên chú Cả.

Mấy bà già còn tin yêu dữ. Bác Bốn chủ nhà trọ học (bác ở một mình kêu mấy thằng giặc cho ở free, vui cửa vui nhà), có con chó nhỡ. Mấy ông thần nước mặn đêm hôm, bắt, mang tuốt về Thanh Khê làm thịt. Sau này chuyện vỡ lỡ ra, bác Bốn nhất mực tội lỗi ở mấy thằng kia, chứ thằng Cả “đàng hoàng” vậy, không đời nào làm cái chuyện thất nhơn đó.

Nhớ một hôm cả bọn đi học về, túm năm túm ba đi long nhong từ Cao Thắng lần mò sang Quang Trung. Lão đi sau chót, rồi biến mất. Không ai để ý. Mấy ngày sau không thấy đi học. Lão lại lang bạt kỳ hồ, không có nơi ổn định. Không ai biết tin tức gì cả. Mãi sau mới hay cu cậu bị một chiếc xe đạp tông, không hiểu sao bể cả bắp chân, ngã quỵ, người ta phải đưa vào bệnh viện nằm cả tuần. Đám bạn nhởn nhơ đi trước, không hay gì cả.

Nay lão ở SG. Các bạn thấy khuôn mặt lão tròn vo, đỏ hồng cười xí xớn trên trang blog này chứ.

Tôi còn giữ cả chồng cạc-vi-dít của lão. Chức danh: phó giám đốc một lúc cả chục công ty. Chỉ phó thôi, có vẻ chuyên nghiệp lắm. Hổng màng gì chức tước bự hơn. Hehe.

Ngoài chức phó kể trên lão còn kiêm nghề phó… nhòm, tác phẩm đoạt cả giải quốc tế. Thế là có một thời suốt ngày lão lăn lóc với mấy em chân dài eo nhỏ ngực to mông nẩy mặt hoa da phấn, hoa hậu model diễn viên ca sĩ. Thời đó vào SG, chỉ mong lão cho mình cái chân cầm đèn rọi cho lão chụp hình các em thôi là đủ sướng rên mé đìu hiu mà cũng không được. Lão kiên quyết không cho. Huhu.

Một hôm công ty lão tuyển nhân viên mới. Để tiết kiệm cho công ty và thực thi nghề của chàng, lão mang máy ảnh đến chụp hình cho các tân tuyển làm hồ sơ. Tanh tách tanh tách, được phó nhòm thứ thiệt chụp hình ai cũng hớn hở ra mặt.

Ngày hôm sau, nhân viên mới vào trình diện sếp phó GĐ – chính là lão. Lão ngồi mãi cả buổi trời, thấy nhân viên vừa thò mặt vào cửa, ngắm ngắm nhìn nhìn, rồi thụt ra rất nhanh. Thò vào, lại thụt ra. Chẳng hiểu sự tình đầu cua tai nheo ra sao. Lão lim dim nghĩ: Hay chúng nó sợ cái uy của mình chăng?

Sếp chính đến, thấy đám nhân viên mới ụn lại trước phòng sếp phó, mới hỏi: Tại sao chưa vào trình diện?

Đám nhân viên mới gãi đầu gãi tai ấp úng: Dạ thưa sếp, đâu thấy ai, chỉ thấy ông thợ chụp hình hôm qua!

Chết cười.

Chuyện ăn mặc của lão cũng rất chi thời sự. Có lần ra Nha Trang, đến nhà tôi, trên người lão lỉnh kỉnh máy móc, cái to cái bé, ống dài ống ngắn. Y như phóng viên ký giả xung trận worldcup. Áo ngã màu cam, quần nghiêng xanh két, vô cùng technichcolor. Hàng xóm cứ tưởng tôi có ông bạn nghệ sĩ nhớn đến chơi, hỏi thăm rối rít.

Bẵng một lúc lâu, lại thấy lão xuất hiện sơ mi trắng đóng thùng, tay cài măng sét, quần tây đen là phẳng phiu, cười hề hề: Giờ là nhà doanh nghiệp. Đứng đắn, đứng đắn!

Mốt này giữ đến giờ. Trông càng ngày lão càng cụ non, đứng đắn có thừa. Hihi. Nói cụ non là móc lò lão, ý cưa sừng làm nghé, chứ tuổi này rồi, lục hết cả người, chả còn chỗ nào non cả.

Được cái lão chơi với tôi chí tình. Lúc nhỏ tôi bị chứng say xe vô cùng khủng khiếp. Lên xe là mật xanh mật vàng trút ra. Thế mà gan lì lắm, cùng chơi trong TVĐ Thằng Bờm, đi cắm trại xa, xe gì cũng leo lên đi. Mà thời đó làm gì có xe xịn như bây giờ. Một là Rêmxê (GMC) của nhà binh đi ké, hai Pơlua (poid lourde) – xe tải nặng. Ngồi lúc nhúc lẩn với balô, gây gộc, tăng lều… Thế là say cắm đầu.

Mỗi lần xuống xe, lão là người chạy đi tìm giếng, múc nước cho tôi rửa mặt, súc miệng, cho bớt cơn say. Nước mát làm mình tỉnh táo, nhưng tình bạn cảm động kia làm mình tỉnh táo nhiều hơn.

Hồi còn độc thân, hễ gặp nhau, cả đêm đó thành đêm không ngủ. Hai thằng gác chân nhau, tám thâu đêm suốt sáng như mấy bà rỗi.

Chuyện về lão còn nhiều nhiều lắm. Nhưng sợ kể ra mất uy. Thôi thì lai rai vài ba sợi như vầy là đủ. Hihi.

Mạ Cả vừa mất. Tôi nhớ bà lắm, thương như mẹ mình. Thời ở ĐN, nhà Cả trong xóm nhà sàn của dân tản cư trên biển Thanh Bình. Mỗi lần đến chơi, tôi được mạ cho ăn cơm với cá kho khô kiểu Huế. Con cá khô cong, lẫn trong đám ớt trái cay xè. Sau 75 về xứ Đồng Di quê Cả, được mạ cho ăn cá tràu, tôm đất dỡ chà dưới hói (tiếng Huế chỉ lạch nước), cũng kho kiểu Huế, khô cong và cay xè. Dân thành thị bốn mùa như tôi, được về quê, mơ màng theo khói cơm chiều lan trên mái tranh, ngửi mùi thơm của rơm rạ ngày mùa, nghe tiếng ậm bò trong buổi chiều nắng vàng ngây ngất mới thấm thía giấc mơ thanh bình sau những ngày tàn cuộc chiến tranh.

Mới đó thôi. Mà đã mấy mươi năm!

Phạm Hùng Dũng
Nha Trang 26/6/2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.........