KTS Nguyễn Văn Thảo
Phần 1:
Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng, nếu tính từ ngày Xây dựng đến nay thì đã 52 tuổi.
Nếu tính từ ngày khai giảng khóa đầu tiên năm 1962 đến năm 2012 thì đúng 50 năm.
Nhưng nếu nói đời sống thật sự của Thầy Trò KTĐN trong ngôi trường thân yêu ấy thì chỉ vỏn vẹn 13 năm.
Sau biến cố 1975, trường trung học Kỹ Thuật Đà Nẵng không còn nữa, đã đổi chương trình giảng dạy, tên mới là Trường Công Nhân Kỹ Thuật Nguyễn Văn Trỗi; và bây giờ là: Trường Cao Đẳng Công Nghệ Đà Nẵng.
Các trường trung học khác như Phan Chu Trinh - Đà Nẵng, Trần Quý Cáp - Hội An, Trần Cao Vân - Tam Kỳ, Đồng Khánh - Huế, Petrus Ký - Sài Gòn…Vẫn còn tiếp tục theo hệ thống truờng trung học phổ thông, các lớp từ đệ thất đến đệ nhất đổi tên thành lớp 6 đến 12. Dù có thay đổi nhưng vẫn còn bóng dáng của quá khứ trong những Thầy Cô bạn bè ngang tầm ngang lớp, trong giáo trình học tập.
Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng đã không có sự tiếp nối đó. Thầy Cô, học trò đã xa trường, mỗi người một hướng đi, một hoàn cảnh, dù còn sinh sống ở quê nhà hay viễn xứ, dù thành đạt hay khó khăn vẫn luôn hướng về ngôi trường cũ.
Các hội Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng đã đươc quí cựu giáo sư và cựu học sinh lập ra ở Đà Nẵng, Sài Gòn và Hải Ngoại nhằm nối dây liên lạc, tương trợ, tổ chức giúp đỡ Thầy Cô, bạn hữu gặp khó khăn, đau ốm, và chung vui trong các dịp gặp gỡ, đón tiếp Thầy Cô bạn bè từ xa đến, các lễ cưới hỏi, liên hoan, phát thưởng, cấp học bổng cho các con cháu trong đại gia đình Kỹ Thuật Đà Nẵng và giữ mối quan hệ hữu tình với Thầy Cô, sinh viên mới trong ngôi trường cũ.
Thấm thoát đã hơn 35 năm xa trường, hơn 35 năm sinh hoạt của các hội Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng, chúng ta nhìn lại để hồi ức kỷ niệm, tự hào về sự gắn bó của tình Thầy trò bạn hữu KTĐN, tự hào về ngôi trường khang trang, hiện đại vào bậc nhất nhì Đông Nam Á lúc bây giờ, đã đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh, đại đa số phát triển tốt, thành đạt, được xã hội sử dụng. Tự hào về những Thầy Cô khả kính, tự hào về tình bằng hữu. Tự hào về những niềm vui chúng ta đem đến cho nhau, và những khó khăn đã chia sẻ.
Cựu giáo sư và cựu học sinh KTĐN ở trong nước tập trung nhiều nhất là ở Đà Nẵng và Sài Gòn. Còn ở Hải Ngoại thì AH KTĐN sinh sống ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Gia Nả Đại, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Úc, New Zealand… Nơi nhiều nhất là Hoa Kỳ, và ở Hoa Kỳ thì tập trung nhiều ở ba nơi là Nam Cali, Bắc Cali, và Houston.
Vì thế các địa phương đó đã có điều kiện thuận tiện để hình thành các Hội Ái Hữu KTĐN và đã tổ chức sinh hoạt trong suốt thời gian qua. Các Ái Hữu bầu ra Ban Điều Hành hay Ban Liên Lạc, mỗi nhiệm kỳ từ hai đến ba năm.
Vào thời điểm này chúng ta có ba Ban Liên Lạc hay còn gọi là Ban Điều Hành ở ba nơi:
Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng tại Đà Nẵng do thầy Phạm văn Thạch làm trưởng ban.
Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng tại TP Hồ Chí Minh do Võ Kim làm trưởng ban.
Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng tại Hải Ngoại do Nguyễn Khương làm trưởng ban.
Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng có một diễn đàn chính thức là:
do Hà Nga đảm trách (moderator). Ngoài ra còn có các diễn đàn khác có liên quan đến KTĐN là: ky thuat thanh binh , KyThuat Da Nang ; và các Website: kythuatdanang.jimdo.com, http://kythuatdanang.tk/, http://thanhsky.tk/ , aihuu.free.fr/ktdn.
Hội Ái Hữu Kỹ Thuật ĐàNẵng có một tờ báo là “XANH hoài niệm” do thầy Lê đình Thọ làm Chủ nhiệm và thầy Nguyễn văn Sở làm Chủ bút, mỗi năm ra một số phát hành vào ngày họp mặt hằng năm của Cựu Giáo Sư và Học Sinh Kỹ Thuật Đà Nẵng tại ngôi trường cũ, đến nay đã ra được 3 số.
Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng có một Phòng Truyền Thống tại lầu một của cafe Đà Nẵng Phố, 23 Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng, do chủ nhân Nguyễn Mười là một cựu học sinh KTĐN hảo tâm thiết lập.
Hội Ái Hữu KTĐN có các cựu hoc sinh Nguyễn văn Minh Phụng và Tôn Nữ Phượng Cát có quan hệ gắn bó với Liên Trường QNĐN ở Hải Ngoại. AT Tôn Nữ Phượng Cát đã nhiều năm là đồng trưởng ban tổ chức Đại Hội Liên Trường.
Tuy tự nguyện tự phát, nhưng liên tục trong hơn 35 năm qua các hội Ái Hữu KTĐN trong nước cũng như hải ngoại đã có nhiều đóng góp đáng kể cho Thầy xưa bạn cũ và đại gia đình Kỹ Thuật Đà Nẵng.
Thầy cựu hiệu trưởng Hồ sỹ Hùng là người đã đề nghị thành lập Hội Ái Hữu KTĐN đầu tiên từ năm 1974 do thầy Phạm văn Thạch làm hội trưởng và thầy Đoàn văn Phô làm tổng thư ký.
Dù rất ít xuất hiện nhưng Thầy cựu hiệu trưởng Nguyễn Quí Hảo vẫn luôn bên cạnh các AH KTĐN Houston.
Chúng ta cũng không thể nào quên được thầy Huỳnh Phương, thầy Lê văn Nghĩa, thầy Đoàn Sùng đã cùng các cựu học sinh gầy dựng nên AH KTĐN tại TP Hồ Chí Minh, thầy Hồ sỹ Hùng, Cô Mộng Hoàn, thầy Hoàng văn Thạc, thầy Huỳnh Phương, thầy Lê đình Thọ, thầy Nguyễn văn Sở, và các cựu học sinh đã tốn nhiều công sức cho AH KTĐN ở Hải Ngoại.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai giảng niên khóa đầu tiên của trường Kỹ Thuật Đà Nẵng và cũng đánh dấu hơn 35 năm sinh hoạt Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng, Thầy trò chúng ta ôn lại những viêc đã làm, tri ân những đóng góp của quí Thầy, quí bạn đã tốn thời gian, công sức để xây dựng và điều hành các Hội AH KTĐN thành công. Trong quá trình đó chúng ta cũng đã gặp nhiều trở ngại, tưởng chừng như không thể vượt qua. Cuối cùng sự tốt đẹp đã ở lại, môi trường giáo dục, lòng vị tha trong những trái tim XANH gắn kết Thầy trò bạn hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng gần lại với nhau trong tinh thần Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng.
Phần 2.
Tóm tắt một số hoạt động của các Hội
Ái Hữu Trường Kỹ Thuật ĐàNẵng.
1. Hội AH KTĐN tại Đà Nẵng.
- Thành lập năm 1974 tại trường KTĐN, thầy Hồ sỹ Hùng cố vấn, thầy Phạm văn Thạch làm đại diện, thầy Đoàn văn Phô làm tổng thư ký. Có một lần đại hội tại thư viện của trường, với khoảng 60 người tham dự, đến cuối tháng
3 năm 1975 thì ngưng hoạt động.
- Giai đoạn 1990-1992: Được thành lập lại với tên gọi là “Ban Liên Lạc Cựu GV&HS Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng”, trưởng ban là thầy Trần như Ái, sau đó là thầy Hoàng trọng Sao làm trưởng ban, phó ban là hai anh Nguyễn phước Kiễn và Đinh hồng Sơn. Có một lần đại hội kết hợp với trường CNKT NVT để tổ chức kỷ niêm 30 năm ngày thành lập trường. Sau đó thầy H.T.Sao vào Sài Gòn sinh sống, Ban LL tan rã.
- Giai đoạn 1992-2002: Anh Đinh Hồng Sơn làm trưởng ban trong năm 1992, đến 1993 anh Sơn vào Sài Gòn sinh sống. Cô Phan thị Hạnh làm trưởng ban từ năm 1993 đến 2002, có các anh Nguyễn Nho Sang và anh Lê Văn Trinh làm phụ tá. Vì thiếu nguồn tài chánh, Ban LL hoạt động rất khó khăn, và vì nhiều nguyên nhân khách quan, Ban LL một lần nữa tan rã.
- Giai đoạn 2002 đến 2009: Nhờ sự nhiệt tình của 3 áo trắng NCGC 69 là Nguyễn thị Kim Cúc, Lê thị Hồ, Nguyễn thị Trân Cầm vào Sài Gòn để học tập kinh nghiệm tổ chức của AH KTĐN tại Sài Gòn, sau đó các chị về Đà Nẵng đi vận động, mời quí Thầy Cô và các cựu HS KTĐN phục hồi, thành lập lại BLL cựu GV&HS trường KTĐN, thầy Nguyễn Miễn làm trưởng ban tạm thời. Năm 2003 lần đầu tiên Ban LL tổ chức họp tại hội trường quân khu 5 Đà Nẵng. Năm 2004 cũng tại đây Ban LL tổ chức rất thành công, có khoảng 300 người tham dự. Ban LL được chính thức thành lập, thầy Nguyễn Miễn làm trưởng ban, thường trực gồm có Hà Giang, Hà Ký, Nguyễn thị Kim Cúc, Lê thi Hồ, Nguyễn thị Trân Cầm, Võ thị Bạch Liên, và Trần Hoàn.
Tại lần họp mặt này đã quyết định ngày họp mặt truyền thống hàng năm là ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Tư mỗi năm. Hằng năm đều có tổ chức họp mặt tại khuôn viên trường cũ, với khoảng 300 người tham dự.
Năm 2007 thành phần Ban LL được điều chỉnh lại, thầy Nguyễn Miễn vẫn làm trưởng ban, phó ban là Hà Giang và Nguyễn Mười. Các thành viên thường trực tăng lên đến 22 người.
Các hoạt động thường làm: Kêu gọi các mạnh thường quân hổ trợ tài chánh để Ban LL hoạt động, tổ chức họp mặt hàng năm, tổ chức đón tiếp các ái hữu từ phương xa về thăm quê, thăm trường cũ, thăm AH bị ốm đau, đi phúng điếu, trợ cấp khó khăn, và xét cấp học bổng cho con em học giỏi của các AH KTĐN, kêu gọi các AH ở trong và ngoài nước giúp đỡ cho các AH tại Đà Nẵng khi gặp hoạn nạn, hay lâm bệnh ngặt nghèo.
- Giai đoạn 2009 đến 2012: Thầy Phạm văn Thạch được bầu thay thế thầy Nguyễn Miễn xin nghỉ vì tuổi cao. Ban LL được đổi tên là: “Ban Liên Lạc Ái Hữu KTĐN”. Thành phần Ban LL gồm trưởng ban Phạm văn Thạch, phó ban thường trực Đoàn Văn Phô, phó ban Hà Giang, Nguyễn Mười, thủ quỹ Nguyễn Thị Huế. Các thành viên: Hà Ký, Lê thị Hồ, Nguyễn thị Trân Cầm, Trần đình Đề, Trần xuân Thân, Nguyễn nho Lường, Hồ văn Giai, Nguyễn Minh, Võ thị Bạch Liên, Lê sỹ Trị, Vũ duy Thuận, Lê Hải, Phan sỹ Hùng, Nguyễn anh Dũng, Lê văn Vân, Hồ Ninh, Ngô văn Xuân, Nguyễn văn Bình, Nguyễn văn Tiến.
Hai lần họp mặt truyền thống AH KTĐN năm 2009 và năm 2010 rất thành công, đăc biệt có các đoàn AH KTDN tại Sài Gòn và AH KTĐN tại Hải Ngoại về tham dự.
Ngoài việc tổ chức họp mặt truyền thống hàng năm, các cuôc gặp gỡ giữa các AH KTĐN là thường xuyên. Ban LL đã tổ chức thăm ốm đau từ 2003 đến 2008 là 36 lần, từ 2009 đến 2011 là 26 lần. Đi phúng điếu từ 2003 đến 2008 là 63 lần, từ 2009 đến 2011 là 89 lần. Trợ cấp khó khăn và cấp học bổng từ 2004 đến 2008 là 79 xuất, từ 2009 đến 2011 là 41 suất.
Tháng 4 năm 2012 sẽ tổ chức ngày họp mặt truyền thống hàng năm đồng thời là Đại lễ hội kỷ niệm 50 năm trường Kỹ Thuật Đà Nẵng.
2. Hội AH KTĐN tại TP Hồ Chí Minh.
Vào đầu năm 1983, thầy Huỳnh Phương cùng với các học trò cũ hẹn nhau tại nhà Đặng văn Đức đường Minh Phụng, Sài Gòn, gồm có Đặng văn Đức, Lê đức Phẩm, Trần văn Thiện, Nguyễn đình Dũng, Hồ tiến Hùng, Nguyễn tăng Tri, Nguyễn văn Thảo, sau đó có một tiệc nhỏ tại nhà hàng Thủy Tạ Đầm Sen Q11. Lần đầu tiên có buổi gặp gỡ cùa Thầy trò và có ý định tìm cách hội tụ cựu giáo sư và học sinh KTĐN tại Sài Gòn.
Lần họp mặt đầu tiên là vào khoảng tháng 4 năm 1984 tại nhà hàng Festival đường Cao Thắng Q3, khoảng 25 người tham dự, lần này có thêm thầy Đoàn Sùng, thầy Trần phác Lạc, Nguyễn văn Biệu, Phạm văn Thìn, Huỳnh Trước, Trần đình Chiến, Nguyễn hữu Phước, Phan Hùng.. Nhớ lại lần này mỗi người tham dự chỉ góp 5$ (tiền mới đổi, mỗi người 2 chai bia 50). Buổi gặp gỡ rất e dè, vì không có giấy phép tụ họp (!)
Lần họp năm 1985 đươc tổ chức tại CLB Hội Trí Thức Yêu Nước, 43 Nguyễn Thông. Hội Ái Hữu KTĐN tạm có tên gọi là hội Ái Hữu trường Kỹ Thuật Đà Nẵng, hội trưởng là thầy Huỳnh Phương, phó là Đặng văn Đức, Nguyễn văn Thảo, Hồ tiến Hùng, thủ quỹ là thầy Đòan Sùng. Ủy viên có Nguyễn thanh Phương Linh, Phan minh Có (Q10), Nguyễn văn Biệu, Nguyễn đình Dũng, và Trần văn Thiện. Lần này có mời thầy Phạm thế Mỹ nên ban tỗ chức có đem theo 1 đàn Organ để phục vụ văn nghệ, nhưng Thầy không đến.
Lần họp mặt năm 1986 được tổ chức tại CLB Hưu trí Q3. Vẫn Ban Điều Hành cũ, buổi tiệc được phục vụ bia hơi, BTC phải chiết ra từng ca nhựa nhỏ để anh em uống, lần này có cựu học sinh Phạm Hiển (Legamex) tham dự, nên sau đó Phạm Hiển đã đăng cai tổ chức tại Nhà Hàng Hồ Kỳ Hòa Q10.
Vì Hội mới vừa hình thành, gặp nhau vui mừng, tiền bac khó nói, nên “4 thằng râu Tri, Đức, Hùng, Thảo” luôn gồng mình bao chót, sau này có thêm Phan minh Có và Phạm Hiển.
Các lần họp từ 1987 đến 1990 tổ chức tại Hồ Kỳ Hòa Q10, vẫn ban ĐH cũ và thầy Phương là trưởng ban. Năm 1990 thầy Phương đi Mỹ, bàn giao lại cho thầy Nghĩa.
Các lần họp từ 1990 đến 1994 tổ chức tại Hồ Kỳ Hòa. Vì thầy Nghĩa bận dạy học nên chỉ nhận chức Cố Vấn, thầy Đoàn Sùng làm thủ quỹ, hội AH KTDN được đổi tên theo hội Đà Nẵng là Ban Liên Lạc Cựu Giáo Viên và Học Sinh trường Kỹ Thuật Đà Nẵng. Ban Điều Hành mới được thành lập gồm Đặng văn Đức, Nguyễn văn Thảo, Hồ tiến Hùng, Nguyễn văn Biệu, và các ủy viên là Nguyễn hữu Phước, Trần văn Thiện, Phạm văn Thìn, Phan minh Có, Phạm Hiển, Nguyễn thanh Phương Linh, Trần thị Hường,…Những lần họp trong những năm này được sự ủng hộ tích cực của Phạm Hiển và Phan Minh Có về địa điểm, tài chánh. Trong kỳ họp năm 1994 thầy Đoàn Sùng bàn giao trách nhiệm thủ quỹ cho Phạm văn Thìn.
Trong khoảng thời gian nầy Hội AH KTĐN có tiếp đón trọng thể thầy Cô Hồ sỹ Hùng và Mộng Hoàn từ Mỹ về thăm.
Lần họp mặt 1995 vẫn Ban LL cũ, tổ chức tại Cung Văn Hóa Lao Động đường XVNT, lần đầu tiên tổ chức tiệc đứng (Buffet), các Áo Trắng KTĐN lo thức ăn, Trần đình Chiến phụ trách bia hơi, đựng trong thùng lớn có vòi để phục vụ.
Lần họp mặt 1996 tổ chức tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (ITC). Đặc biệt lần này có thầy nhạc sĩ Phạm thế Mỹ đến tham dự. Ban LL bán đấu giá bức tranh của thầy Trần như Ái và cựu hs Nguyễn Phương (67-72) mua được với giá 150USD. BLL đã gởi tiền về giúp thầy dưỡng bệnh. Ngày 06 tháng 01 năm 1996 thầy Đoàn Sùng bị tai nạn và ra đi trước ngày họp mặt khoảng 2 tháng. Đến ngày 14/9/1996 thầy Nghĩa lại qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy vì bệnh vỡ các van tim, 6 học sinh Đức, Thảo, Biệu, Hùng, Thìn, Hiển túc trực bên giường bệnh cho đến khi Thầy nhắm mắt, và sau đó đứng ra tổ chức tang lễ, học trò Hồ tiến Hùng tự tay khâm liệm Thầy. Đám tang rất lớn, cả ngàn người đưa tiễn. KTĐN tại ĐN cử đoàn vào dự lễ, và ở Hải Ngoại có gỡi vòng hoa, tiền phúng điếu do cô Lê đình Thọ, nhân đang về thăm VN, đại diện đến phân ưu. Sự ra đi của thầy Lê văn Nghĩa gây xúc động mạnh trong đại gia đình KTĐN
và ngành giáo dục.
Lần họp mặt 1997-1999 tổ chức tại Cung Văn Hóa Lao Động. Vẫn Ban LL cũ, thầy Trần phác Lạc làm cố vấn, có thêm các ủy viên Phan đình Đoàn, Tôn thất Việt Hùng, Đỗ duy Ngọc, Võ Kim, Nguyễn ngọc Thuần, Nguyễn hữu Chính, Nguyễn văn Dũng, Nguyễn thị Ngọc, Nguyễn thị Hồng Lan.
Lần họp mặt năm 2000-2007 tổ chức tại quán Thiên Trúc. Thầy Tôn thất Liệu, thầy Trần phác Lạc làm cố vấn. Ban LL mới gồm Nguyễn tấn Ấn, Lê văn Thanh, Trần văn Thiện, Nguyễn văn Đào, Nguyễn văn Biệu, Phạm văn Thìn. Nguyễn hữu Phước, Võ Kim, Đỗ duy Ngọc, Đỗ bá Sang, Nguyễn hữu Chính, Trần thi Hường, Nguyễn thị Hồng Lan, Nguyễn văn Dũng, Trần mạnh Hùng, Phan đình Đoàn. Có các cố vấn và mạnh thừơng quân Nguyễn văn Thảo, Hồ tiến Hùng, Phạm Hiển, Trần tú Chẩn, Đỗ ngọc Khải, Phan minh Có, Hồ quang Thiệp.
Năm 2007 Nguyễn tấn Ấn qua đời vì bịnh, Võ Kim lên thay.
Lần họp mặt 2008 tổ chức tại quán Thiên Trúc. Ban cố vấn gồm có thầy Tôn thất Liệu, thầy Trần phác Lạc và cựu hs Hồ tiến Hùng. Ban LL gồm Võ Kim, Nguyễn văn Đào. Đỗ duy Ngọc, Phạm Hiển, Đỗ bá Sang, Hồ quang Thiệp, Bùi duy Thọ, Trần đức Tuấn, Nguyễn thị Hường, Hồng Lan, Hoàng thị Thu Hương, Nguyễn thị Ngọc, Kim Liên.
Lần họp 2009-2010 được tổ chức tại nhà hàng Lê thị Riêng Q10. Vẫn Ban cố vấn và Ban LL cũ. Vì địa điểm rộng rãi nên số người về tham dự đông hơn các năm trước.
Lần họp 2011 được tổ chức tại nhà hàng Đoàn Viên đường Huyền Trân Công Chúa. Vẫn Ban LL và Ban cố vấn cũ. Vì địa điểm họp mặt ở trung tâm thành phố nên năm nay có nhiều Thầy, Cô và bạn bè đến dự.
CÁC VIỆC LÀM CỦA BAN LL HỘI AH TRƯỜNG KTĐN TẠI SAI GÒN:
Qua các thời kỳ, các ban liên lạc đều tập trung làm những việc sau:
- Thăm viếng các AH ốm đau, hổ trợ viện phí, tiền thuốc.
- Thăm viếng chia buồn gia đình AH có tin buồn, ma chay (tứ thân phụ mẫu).
- Kêu gọi sự đóng góp tiền bạc từ các AH KTĐN Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Ngoại. Trợ cấp kịp thời cho các Thầy Cô bạn bè gặp khó khăn như các trường hợp: Thầy Lương sơn Khen (tặng thầy xe đạp), thầy Trần hữu Tế, Cô Kim Sa, thầy Tôn thất Liệu, gia đình bạn Trang thế Kiệt, con của Mai Rạng, bạn Lâm mậu Diệp, bạn Nguyễn văn Diêm, bạn Hà Khánh An, bạn Lương Nhân, bạn Nguyễn văn Đoàn, bạn Trần phước An, một bạn từ ĐN vào SG nằm ở BV Ung Bướu…
- Phát phần thưởng cho các con em gia đình KTĐN, mỗi năm có khoãng 30 đến 40 phần thưởng từ lớp mẫu giáo đến đại học.
- Hằng năm đều có tổ chức gặp mặt tặng quà Thầy Cô nhân ngày nhà giáo VN 20-11, đặc biệt năm 2008 có tổ chức cho Thầy Cô và một số Ái Hữu đi VŨNG TÀU, năm 2011 tổ chức cho 22 Thầy Cô và một số AH đi Nha Trang hội ngộ với đòan AH Đà Nẵng. Năm 1994 lần đầu tiên đòan AH Sài Gòn về trường KTĐN tham dự. Tháng 4-2008 lại tổ chức một đòan khỏang 20 Thầy Cô và Ái hữu về dự lễ kỹ niệm 45 năm thành lập trường KTĐN tại ĐN và có tặng phẩm lớn cho trường.
- Ban LL vận động các AH về ĐN tham dự ngày truyền thống của trường KTĐN tại ĐN vào Chúa Nhật đầu tiên của tháng Tư hằng năm. Năm 2009 đòan tổ chức về dự khỏan 45 người.
- Ban LL có quan hệ tốt với Hội Đồng Hương Đà Nẵng, và năm nào cũng có đoàn BLL tại Đà Nẵng vào và một số Thầy Cô, AH từ Hải Ngoại về dự họp mặt tại Sài Gòn.
- Được lãnh đạo thành phố ĐN đánh giá cao họat động của Ban Liên Lạc và có 2 bằng khen của thành phố ĐN.
- Trưởng ban liên lạc Võ Kim là thành viên của hội đồng hương ĐN tại thành phố HCM.
3. Hội Ái Hữu KTĐN tại Hải Ngoại.
Khác với trong nước, các AH KTĐN tại Hải Ngoại phân tán khắp nơi, chỉ tập trung tương đối khá đông ở Mỹ. Và thường gặp nhau vào những ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ lạc. Thầy Hồ sỹ Hùng, cô Mộng Hoàn, thầy Hoàng văn Thạc thường tổ chức những lần họp mặt AH KTĐN hải ngoại, Sau này lại có thêm các thầy Hùynh Phương, thầy Lê đình Thọ, thầy Nguyễn văn Sở từ VN qua định cư. Nguyễn kim Dõng, Tô Tiếng, Lê đức Phẩm, Trần văn Thuận, Nguyễn Khương, Hồ Truyền, Đỗ tiến Như, Nguyễn văn Minh Phụng, Tôn nữ Phượng Cát, Nguyễn tất Chánh là những tên tuổi được các AH biết đến nhiều. Mỗi lần gặp nhau qui tụ khoảng trên dưới 10 người, chủ yếu là thăm hỏi nhau và hướng về Thầy Cô bạn bè ở quê nhà. Thời gian nầy AH KTĐN Hải ngoại có một website để liên lạc. Huỳnh Trước ở Pháp cũng lập một website dành cho AH KTĐN, nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn. Từ năm 1993 đến năm 2002 số người gặp nhau có đông hơn, mỗi lần khoãng 15 đến 20 người ở quận Cam là nơi AH KTĐN đông nhất. Thời gian này có lập một quỹ tương trợ. Thầy Hoàng văn Thạc làm thủ quỹ.
Năm 2002 chính thức thành lập Hội Ái Hữu KTĐN Hải Ngoại. Năm 2002 nhân dịp thầy Hùng, cô Hoàn về Nam Cali, đã có một buổi họp mặt AH KTĐN tại nhà Nguyễn kim Dõng; sau đó Ban Liên Lạc AH KTĐN Hải Ngoại được thành lập. Thầy Hồ sỹ Hùng làm trưởng ban, thầy Lê đình Thọ làm phó ban, thầy Hoàng văn Thạc làm thủ quỹ, Cô Mộng Hoàn làm ủy viên tài chánh và báo chí, Nguyễn kim Dõng làm tổng thư ký. Cũng năm nầy Đỗ tiến Như thành lập Emailgroups KTĐN ( lúc đông nhất 87 người). Trong sinh hoạt đã nảy sinh mâu thuẫn, và diễn đàn nhằm tạo mối quan hệ Thầy trò KTĐN gắn bó đã biến thành một diễn đàn mất đoàn kết, có một số bài viết phi giáo dục, và Nguyễn kim Dõng đã lập nên một diễn đàn khác cho KTĐN Hải Ngoại (lúc đông nhất 187 người), nên từ đó có 2 diễn đàn.
Năm 2007 Với sự hỗ trợ tích cực của thầy Hồ sỹ Hùng, thầy Lê đình Thọ, thầy Huỳnh Phương và quý Thầy Cô khác, các cựu học sinh KTĐN tại Hải Ngoại đã vận động thành công và thành lập được Ban Liên Lạc KTĐN Hải Ngoại do các cựu HS KTĐN đảm trách, trưởng ban LL là Tô Tiếng, phó ban LL là Hà Nga kiêm phụ trách diễn đàn, đến nay số thành viên trong và ngoài nước hơn ba trăm người, Phạm văn Thìn làm thủ quỹ Ban LL Hải Ngoại.
Năm 2009, Nguyễn Khương được đề cử làm trửơng ban LL (thay Tô Tiếng).
Ngoài ra thì từ năm 2003, Nam Cali cũng có diễn đàn riêng của mình, để tổ chức những lần sinh hoạt chung hay luận bàn những đề tài thời sự mà theo quy định, không thể viết lên diễn đàn chung của KTĐN được. Emailgroups của Nam Cali có tên là , do thầy Lê đình Thọ làm moderator.
Mỗi năm KTĐN Nam Cali thường gặp nhau một lần đông nhất là vào dịp Tân Niên. Những năm trước luân lưu nhiều nơi, khi thì nhà Nguyễn kim Dõng, nhà Võ văn Thiệu hay Huỳnh Phổ, hoặc xa hơn là nhà Trần văn Thuận, nhà thầy Sở, nhà thầy Thạc, hay nhà Đỗ thành Long. Những năm sau nầy thường gặp nhau tại nhà thầy cô Thọ.
Ở Bắc Cali, Houston, các AH KTĐN cũng thường gặp nhau, khi thì ở nhà hàng, khi thì ở nhà các AH nhân các lễ lạc, liên hoan.
Ngoài ra mỗi khi có thầy, bạn ở xa đến, thì anh em hải ngoại tổ chức tiếp đón tại nhà hàng, như tiếp đón các thầy Hà quý Phú, Đặng công Hanh, Nguyễn sĩ Long, Bùi ngọc Liệu, Tôn thất Liệu, Cô Thu Hoài, cô Kim Sa…Các Ái Hữu KTĐN thì nhiều lắm, từ VN qua hay từ các nước khác đến, từ tiểu bang xa về…
Về sinh hoạt tương trợ thì trước đây có hổ trợ cho các Ban LL ở trong nước, sau nầy các Ban LL trong nước đã vững mạnh, KTĐN Hải Ngoại chỉ trực tiếp giúp khi có thầy, cô hay Ái Hữu KTĐN gặp hoạn nạn, và cũng có đóng góp với các Ban LL ở trong nước những khi phúng điếu.
Sinh hoạt Ái Hữu ở hải ngoại thỉnh thoảng gặp mặt thăm nhau, vài tuần hay mỗi tháng. Thăm nhau khi đau ốm hay Ái Hữu KTĐN, hoặc gia đình AH KTĐN mệnh một. Các Ái Hữu KTĐN ở hai nơi Bắc, Nam Cali và Houston vẫn gặp mặt thăm nhau khi có dịp lên về, qua lại.
Nói chung, tình hình KTĐN Hải Ngoại từ năm 2007 đến nay rất đoàn kết và thân mật.
Phần 3.
Vì sự hạn chế của trang viết, tôi chỉ xin ghi lại những sự việc chính yếu, theo từng mốc thời gian. Mong các Ái Hữu khác tiếp tục bằng những bài viết chi tiết như các tác giả Lệ Đá, Ngô nguyên Xuân, Nguyễn Minh, Nguyễn tăng Tri, Hà Nga, Nguyễn Khương… sẽ giúp bổ sung bài viết này và làm giàu thêm kho tư liệu truyền thống AH KTĐN.
Xin trân trọng cám ơn Quí Thầy Cô, các Ái Hữu KTĐN trong cũng như ngoài nước đã bỏ nhiều công sức để tham gia vào việc quản lý các Ban LL AH KTĐN trong suốt thời gian qua.
Hơn 35 năm Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng, dù ở trong nước hay nước ngoài, tinh thần tôn sư trọng đạo luôn được đề cao. Tình bạn thuở học trò luôn được gìn giữ. Các Thầy Cô nay đã lần lượt ra đi, hoặc tuổi cao sức yếu. Các học trò ngày xưa bây giờ cũng chẵng còn trẻ trung gì nữa. Cho nên Ái Hữu KTĐN là một trong những căn nhà ấm áp cuối đời của chúng ta. Xin mang đến cho nhau những lời thăm hỏi chân thành, những chia sẻ buồn vui, và sẵn sàng tương trợ nhau lúc khó khăn. Xin mang ra khỏi căn nhà ấm áp tình Thầy-xưa- bạn-cũ nầy những mầm bịnh, những khích động hận thù, và những hơn thua không cần thiết.
“Hãy ôm nhau đi
Sắp chống gậy hết mà”
T.H
Lý do duy nhất chúng ta tìm đến với nhau là ÁI HỮU KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG. Xin nắm chặt tay nhau và cùng cất cao tiếng hát:
Xin cám ơn anh Đoàn văn Phô, phó ban LL KTĐN ở Đà Nẵng cùng với với sự giúp đỡ của thầy Trần như Ái, cô Nguyễn thị Hạnh, anh Nguyễn phước Kiển, 4 chị AT: Võ thị Bạch Liên, Nguyễn thị Trân Cầm, Lê thị Hồ và Võ thị Huế. Anh Hồ tiến Hùng, anh Phạm văn Thìn, anh Nguyễn văn Đào, anh Võ Kim, trưởng ban
LL AH KTĐN tại Sài Gòn.Quí Thầy Cô, các bạn AH KTĐN tại Hải Ngoại đã tích cực giúp đỡ, cộng tác với tôi trong khi thực hiện bài viết nầy. Nếu có gì sai sót, rất mong được quí Thầy Cô và các bạn bổ sung, hoặc chỉnh sửa.
San Diego, ngày 8 tháng 12 năm 2011.
AH KTĐN NGUYỄN VĂN THẢO
Qua các thời kỳ, các ban liên lạc đều tập trung làm những việc sau:
- Thăm viếng các AH ốm đau, hổ trợ viện phí, tiền thuốc.
- Thăm viếng chia buồn gia đình AH có tin buồn, ma chay (tứ thân phụ mẫu).
- Kêu gọi sự đóng góp tiền bạc từ các AH KTĐN Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Ngoại. Trợ cấp kịp thời cho các Thầy Cô bạn bè gặp khó khăn như các trường hợp: Thầy Lương sơn Khen (tặng thầy xe đạp), thầy Trần hữu Tế, Cô Kim Sa, thầy Tôn thất Liệu, gia đình bạn Trang thế Kiệt, con của Mai Rạng, bạn Lâm mậu Diệp, bạn Nguyễn văn Diêm, bạn Hà Khánh An, bạn Lương Nhân, bạn Nguyễn văn Đoàn, bạn Trần phước An, một bạn từ ĐN vào SG nằm ở BV Ung Bướu…
- Phát phần thưởng cho các con em gia đình KTĐN, mỗi năm có khoãng 30 đến 40 phần thưởng từ lớp mẫu giáo đến đại học.
- Hằng năm đều có tổ chức gặp mặt tặng quà Thầy Cô nhân ngày nhà giáo VN 20-11, đặc biệt năm 2008 có tổ chức cho Thầy Cô và một số Ái Hữu đi VŨNG TÀU, năm 2011 tổ chức cho 22 Thầy Cô và một số AH đi Nha Trang hội ngộ với đòan AH Đà Nẵng. Năm 1994 lần đầu tiên đòan AH Sài Gòn về trường KTĐN tham dự. Tháng 4-2008 lại tổ chức một đòan khỏang 20 Thầy Cô và Ái hữu về dự lễ kỹ niệm 45 năm thành lập trường KTĐN tại ĐN và có tặng phẩm lớn cho trường.
- Ban LL vận động các AH về ĐN tham dự ngày truyền thống của trường KTĐN tại ĐN vào Chúa Nhật đầu tiên của tháng Tư hằng năm. Năm 2009 đòan tổ chức về dự khỏan 45 người.
- Ban LL có quan hệ tốt với Hội Đồng Hương Đà Nẵng, và năm nào cũng có đoàn BLL tại Đà Nẵng vào và một số Thầy Cô, AH từ Hải Ngoại về dự họp mặt tại Sài Gòn.
- Được lãnh đạo thành phố ĐN đánh giá cao họat động của Ban Liên Lạc và có 2 bằng khen của thành phố ĐN.
- Trưởng ban liên lạc Võ Kim là thành viên của hội đồng hương ĐN tại thành phố HCM.
3. Hội Ái Hữu KTĐN tại Hải Ngoại.
Khác với trong nước, các AH KTĐN tại Hải Ngoại phân tán khắp nơi, chỉ tập trung tương đối khá đông ở Mỹ. Và thường gặp nhau vào những ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ lạc. Thầy Hồ sỹ Hùng, cô Mộng Hoàn, thầy Hoàng văn Thạc thường tổ chức những lần họp mặt AH KTĐN hải ngoại, Sau này lại có thêm các thầy Hùynh Phương, thầy Lê đình Thọ, thầy Nguyễn văn Sở từ VN qua định cư. Nguyễn kim Dõng, Tô Tiếng, Lê đức Phẩm, Trần văn Thuận, Nguyễn Khương, Hồ Truyền, Đỗ tiến Như, Nguyễn văn Minh Phụng, Tôn nữ Phượng Cát, Nguyễn tất Chánh là những tên tuổi được các AH biết đến nhiều. Mỗi lần gặp nhau qui tụ khoảng trên dưới 10 người, chủ yếu là thăm hỏi nhau và hướng về Thầy Cô bạn bè ở quê nhà. Thời gian nầy AH KTĐN Hải ngoại có một website để liên lạc. Huỳnh Trước ở Pháp cũng lập một website dành cho AH KTĐN, nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn. Từ năm 1993 đến năm 2002 số người gặp nhau có đông hơn, mỗi lần khoãng 15 đến 20 người ở quận Cam là nơi AH KTĐN đông nhất. Thời gian này có lập một quỹ tương trợ. Thầy Hoàng văn Thạc làm thủ quỹ.
Năm 2002 chính thức thành lập Hội Ái Hữu KTĐN Hải Ngoại. Năm 2002 nhân dịp thầy Hùng, cô Hoàn về Nam Cali, đã có một buổi họp mặt AH KTĐN tại nhà Nguyễn kim Dõng; sau đó Ban Liên Lạc AH KTĐN Hải Ngoại được thành lập. Thầy Hồ sỹ Hùng làm trưởng ban, thầy Lê đình Thọ làm phó ban, thầy Hoàng văn Thạc làm thủ quỹ, Cô Mộng Hoàn làm ủy viên tài chánh và báo chí, Nguyễn kim Dõng làm tổng thư ký. Cũng năm nầy Đỗ tiến Như thành lập Emailgroups KTĐN ( lúc đông nhất 87 người). Trong sinh hoạt đã nảy sinh mâu thuẫn, và diễn đàn nhằm tạo mối quan hệ Thầy trò KTĐN gắn bó đã biến thành một diễn đàn mất đoàn kết, có một số bài viết phi giáo dục, và Nguyễn kim Dõng đã lập nên một diễn đàn khác cho KTĐN Hải Ngoại (lúc đông nhất 187 người), nên từ đó có 2 diễn đàn.
Năm 2007 Với sự hỗ trợ tích cực của thầy Hồ sỹ Hùng, thầy Lê đình Thọ, thầy Huỳnh Phương và quý Thầy Cô khác, các cựu học sinh KTĐN tại Hải Ngoại đã vận động thành công và thành lập được Ban Liên Lạc KTĐN Hải Ngoại do các cựu HS KTĐN đảm trách, trưởng ban LL là Tô Tiếng, phó ban LL là Hà Nga kiêm phụ trách diễn đàn, đến nay số thành viên trong và ngoài nước hơn ba trăm người, Phạm văn Thìn làm thủ quỹ Ban LL Hải Ngoại.
Năm 2009, Nguyễn Khương được đề cử làm trửơng ban LL (thay Tô Tiếng).
Ngoài ra thì từ năm 2003, Nam Cali cũng có diễn đàn riêng của mình, để tổ chức những lần sinh hoạt chung hay luận bàn những đề tài thời sự mà theo quy định, không thể viết lên diễn đàn chung của KTĐN được. Emailgroups của Nam Cali có tên là , do thầy Lê đình Thọ làm moderator.
Mỗi năm KTĐN Nam Cali thường gặp nhau một lần đông nhất là vào dịp Tân Niên. Những năm trước luân lưu nhiều nơi, khi thì nhà Nguyễn kim Dõng, nhà Võ văn Thiệu hay Huỳnh Phổ, hoặc xa hơn là nhà Trần văn Thuận, nhà thầy Sở, nhà thầy Thạc, hay nhà Đỗ thành Long. Những năm sau nầy thường gặp nhau tại nhà thầy cô Thọ.
Ở Bắc Cali, Houston, các AH KTĐN cũng thường gặp nhau, khi thì ở nhà hàng, khi thì ở nhà các AH nhân các lễ lạc, liên hoan.
Ngoài ra mỗi khi có thầy, bạn ở xa đến, thì anh em hải ngoại tổ chức tiếp đón tại nhà hàng, như tiếp đón các thầy Hà quý Phú, Đặng công Hanh, Nguyễn sĩ Long, Bùi ngọc Liệu, Tôn thất Liệu, Cô Thu Hoài, cô Kim Sa…Các Ái Hữu KTĐN thì nhiều lắm, từ VN qua hay từ các nước khác đến, từ tiểu bang xa về…
Về sinh hoạt tương trợ thì trước đây có hổ trợ cho các Ban LL ở trong nước, sau nầy các Ban LL trong nước đã vững mạnh, KTĐN Hải Ngoại chỉ trực tiếp giúp khi có thầy, cô hay Ái Hữu KTĐN gặp hoạn nạn, và cũng có đóng góp với các Ban LL ở trong nước những khi phúng điếu.
Sinh hoạt Ái Hữu ở hải ngoại thỉnh thoảng gặp mặt thăm nhau, vài tuần hay mỗi tháng. Thăm nhau khi đau ốm hay Ái Hữu KTĐN, hoặc gia đình AH KTĐN mệnh một. Các Ái Hữu KTĐN ở hai nơi Bắc, Nam Cali và Houston vẫn gặp mặt thăm nhau khi có dịp lên về, qua lại.
Nói chung, tình hình KTĐN Hải Ngoại từ năm 2007 đến nay rất đoàn kết và thân mật.
Phần 3.
Vì sự hạn chế của trang viết, tôi chỉ xin ghi lại những sự việc chính yếu, theo từng mốc thời gian. Mong các Ái Hữu khác tiếp tục bằng những bài viết chi tiết như các tác giả Lệ Đá, Ngô nguyên Xuân, Nguyễn Minh, Nguyễn tăng Tri, Hà Nga, Nguyễn Khương… sẽ giúp bổ sung bài viết này và làm giàu thêm kho tư liệu truyền thống AH KTĐN.
Xin trân trọng cám ơn Quí Thầy Cô, các Ái Hữu KTĐN trong cũng như ngoài nước đã bỏ nhiều công sức để tham gia vào việc quản lý các Ban LL AH KTĐN trong suốt thời gian qua.
Hơn 35 năm Ái Hữu Kỹ Thuật Đà Nẵng, dù ở trong nước hay nước ngoài, tinh thần tôn sư trọng đạo luôn được đề cao. Tình bạn thuở học trò luôn được gìn giữ. Các Thầy Cô nay đã lần lượt ra đi, hoặc tuổi cao sức yếu. Các học trò ngày xưa bây giờ cũng chẵng còn trẻ trung gì nữa. Cho nên Ái Hữu KTĐN là một trong những căn nhà ấm áp cuối đời của chúng ta. Xin mang đến cho nhau những lời thăm hỏi chân thành, những chia sẻ buồn vui, và sẵn sàng tương trợ nhau lúc khó khăn. Xin mang ra khỏi căn nhà ấm áp tình Thầy-xưa- bạn-cũ nầy những mầm bịnh, những khích động hận thù, và những hơn thua không cần thiết.
“Hãy ôm nhau đi
Sắp chống gậy hết mà”
T.H
Lý do duy nhất chúng ta tìm đến với nhau là ÁI HỮU KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG. Xin nắm chặt tay nhau và cùng cất cao tiếng hát:
Xin cám ơn anh Đoàn văn Phô, phó ban LL KTĐN ở Đà Nẵng cùng với với sự giúp đỡ của thầy Trần như Ái, cô Nguyễn thị Hạnh, anh Nguyễn phước Kiển, 4 chị AT: Võ thị Bạch Liên, Nguyễn thị Trân Cầm, Lê thị Hồ và Võ thị Huế. Anh Hồ tiến Hùng, anh Phạm văn Thìn, anh Nguyễn văn Đào, anh Võ Kim, trưởng ban
LL AH KTĐN tại Sài Gòn.Quí Thầy Cô, các bạn AH KTĐN tại Hải Ngoại đã tích cực giúp đỡ, cộng tác với tôi trong khi thực hiện bài viết nầy. Nếu có gì sai sót, rất mong được quí Thầy Cô và các bạn bổ sung, hoặc chỉnh sửa.
San Diego, ngày 8 tháng 12 năm 2011.
AH KTĐN NGUYỄN VĂN THẢO
HÌNH ẢNH HỌP MẶT KTĐN TẠI SÀI GÒN NHỮNG NĂM VỀ TRƯỚC
...................................................................
Hy vọng các bạn cựu học trò " áo xanh " có được nhiều cơ hội để biết thêm về hoạt động của Hội AH KTĐN , và qua đó , tham gia ngày càng nhiều , và góp tay phát triển hội ngày càng lớn mạnh. Kính chúc các Thầy Cô KTĐN và các anh chị cựu HS KT nhiều sức khỏe , an vui !