Hạ Ngọc Tể | Quê hương là nơi có tông tổ, thầy trò, bằng hữu, những kỷ niệm thiên nhiên, với thời mây trắng hoặc sương mù v.v.. Điều đó có, khi Con Người từ đâu xa, đã đến đây, thoát ra, bước đi- từ khi đời mình chưa sương gió. |
Quê hương là nơi có tông tổ, thầy trò, bằng hữu, những kỷ niệm thiên nhiên, với thời mây trắng hoặc sương mù v.v.. Điều đó có, khi Con Người từ đâu xa, đã đến đây, thoát ra, bước đi- từ khi đời mình chưa sương gió.
Tâm cũng thường xuất phát theo từ đó, nên tâm cũng thường lưu luyến từ thuở hài nhi đến khi hài nhi già cỗi.
Nhưng những gì có lưu luyến, thì vẫn thường nằm đó, ẩn như giấc mơ, có khi tâm hồn cũng bão bùng không ngờ.
Quê hương cũng thường vọng theo hơi thở con người- vì khi còn sống, người ta còn có linh hồn (sinh linh) - thì họ còn mong chuyến tàu về lại quá khứ- hay vào tiếp tương lai mơ hồ mà không cần chào hẹn chuyến khứ hồi.
KÍNH CẨN DÂNG LÊN những người Thầy, những người mà mấy ai trên đời (hoặc học trò) được sự tri ân đặc biệt đó.
Hạ Ngọc Tể
Ngâm giọt đắng: giáo đình, hay cuối chợ
Người tìm Người: vá tim mình đã vỡ
Người thợ may nói rằng không thể
Người đành về vá lại cơn mê…
Trong vạn giấc, tâm thường mơ chỉ một
Cánh chim trời bạt gió thuở sơ khai
Tìm tông tổ, trong bạt trùng ngàn tổ
Chốn quê nhà là tổ đã ra ngoài.
Người tìm vá chiếc nôi mờ ngày cũ
Tiền bối thành bờ cỏ mát thiên thu
Người dẫu vắng, hoa dại ngàn vẫn nở
Chợt thấy mình kề ghé thuở mịt mù. …
Vá lại cơn mê, bằng rễ đời nguồn cội
Rễ Giác vàng - không lóa sáng thân người
Ngộ cơn khóc - như loài trai vùng biển*
Rất ngậm ngùi, ngậm hạt ngọc ngày xưa…
Vá lại cơn mê, bằng rễ tình ngày cũ
Rễ lóa vàng, lên diễm phúc thân người
Tâm mãi vá, loài ngọc trai trầm lặng
Tâm vá rồi, diễm hạnh trở về đâu?
* Viên ngọc trai hình thành từ vết thương của loài trai sống dưới lòng biển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét