-->

Trang Webblog của Skyskysky




Ngăn dòng
Thân mời quý bạn chọn các bản nhạc dưới để xem vv
Ngăn dòng
Phôi Pha_Khánh Ly Diễm xưa_Khánh Ly Tiếng hát Dạ Lan_Khánh Ly Về đây nghe em_KL_NNN Chiều Một Mình Qua Phố Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui_Khánh Ly Khanh Ly_Ru Ta Ngam Ngui Ca Dao Mẹ - Khánh Ly Một Cõi Đi Về - Khánh Ly Video: THẦY TRẦN PHÁT LẠC Thời trang và ẩm thực_TTC Ghé thăm thầy Trần Phát Lạc Thầy tôi và bạn bè Khóa 66 - 71 Phỏng vấn Thầy TRẦN PHÁT LẠC Skyskysky Mỹ Lệ_Phố biển tình anh
Ngăn dòng

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

ĐH Kinh doanh Harvard: Những dấu mốc trong lịch sử

Phần 1: ĐH Kinh doanh Harvard: Những dấu mốc trong lịch sử

Chuyên mục Harvard"S của chúng tôi xin điểm sơ qua bề dày lịch sử của ngôi trường danh tiếng thế giới này...
Được thành lập vào năm 1908, Harvard Business School (HBS) ra đời cùng với sự xuất hiện của quan niệm về đào tạo quản lý. Sau một thế kỷ, ngôi trường đã sản sinh ra nhiều nhà lãnh đạo và khai sinh ra những ý tưởng góp phần hình thành nên thực tiễn quản lý ở các tổ chức quan trọng trong mọi lĩnh vực trên toàn cầu.

Tại HBS, chúng ta có thể thấy lịch sử như một thách thức. Chúng giống như một di sản về nghị lực và sự đổi mới mà chúng ta phải cố gắng để cân bằng hàng ngày. Từ các nhân viên giảng dạy của khoa cho đến các cựu sinh viên, cộng đồng HBS rộng lớn đang không ngừng khẳng định bản chất của đào tạo quản lý và kiến tạo ra tương lai của kinh doanh.

Năm 1908, theo yêu cầu của Hiệu trưởng Charles W. Eliot, Tập đoàn của Trường Đại học Harvard đã thành lập một ngôi trường quản trị kinh doanh.
Năm 1908, Edwin F. Gay được bầu chọn là Trưởng khoa đầu tiên, và HBS đã được thành lập vào ngày 1/10 với một khoa gồm 15 người, một khóa học nghiên cứu, 33 sinh viên chính thức và 47 sinh viên đặc biệt.

Năm 1911, Cục Nghiên cứu Kinh doanh (The Bureau of Business Research) được thành lập nhằm đảm nhận việc nghiên cứu có tổ chức đầu tiên trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

Năm 1911, phương pháp “vấn đề”, tiền thân của phương pháp nghiên cứu tình huống được giới thiệu cho lớp học khi các doanh nhân được mời tới để trình bày các vấn đề thực tế cho sinh viên.

Năm 1915, một khóa học mang tên Social Factors in Business Enterprise (Nhân tố xã hội trong các doanh nghiệp kinh doanh) được bổ sung vào chương trình không bắt buộc trong chương trình MBA, khởi đầu thời kỳ lịch sử lâu dài của nhà trường đối với các vấn đề về đạo đức trong kinh doanh được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu.

Năm 1922, Chương trình Tiến sỹ (The Doctoral Program) được thiết lập.
Năm 1922, Harvard Business Review được thành lập.
Năm 1924, phương pháp nghiên cứu tình huống được thiết lập như một phương pháp chỉ dẫn đầu tiên.
Năm 1924, George Fisher Baker, Chủ tịch của Ngân hàng Quốc gia số một của New York (the First National Bank of New York) ủng hộ 5 triệu USD để xây dựng hội sở Trường Kinh doanh tại Boston bên dòng sông Charles.
Năm 1926, 750 sinh viên chuyển tới 5 tòa nhà tại đường Soldiers Field của HBS.
Năm 1943 – 1945, chương trình MBA bị tạm hoãn do ảnh hưởng của Thế chiến thứ II.
Năm 1945, một nhóm gồm 60 nhà điều hành đã giải ngũ gia nhập vào chương trình đào tạo điều hành đầu tiên của nhà trường mang tên Chương trình Quản lý nâng cao (Advanced Management Program). Đây là chương trình tiếp tục đào tạo lại khóa học trong thời gian chiến tranh năm 1943.
Năm 1947, khóa học không bắt buộc cho sinh viên năm thứ hai có tên Quản lý doanh nghiệp nhỏ (Management of Small Enterprises) được giới thiệu trong chương trình học nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên HBS có mong muốn khởi nghiệp sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.
Năm 1959, những sinh viên nữ đã tốt nghiệp Chương trình Harvard-Radcliffe về Quản trị Kinh doanh (Business Administration) được chấp thuận tham gia năm thứ hai của chương trình MBA. Những nữ sinh này nhận bằng MBA vào năm 1960.
Năm 1964, chiếc máy tính đầu tiên của nhà trường được lắp đặt tại hội sở trường.
Năm 1973, Chương trình Quản lý Cấp cao Quốc tế (The International Senior Managers Program) được khởi xướng tại Thụy Sỹ - đây là chương trình đầu tiên được Nhà trường tổ chức ở ngoài nước Mỹ.
Năm 1978, đề tài nghiên cứu Bàn tay hữu hình: Cuộc cách mạng Quản lý trong Doanh nghiệp Mỹ (The Visible Hand: The Managerial Revolution) của Giáo sư Alfred Chandler đã nhận được giải thưởng Pulitzer và Bancroft trong lĩnh vực lịch sử.
Năm 1985, đề tài Bước phát triển thứ hai về Nguyên tắc (Prophets of Regulation) của Giáo sư Thomas McCraw, nhận được giải thưởng Pulitzer Prize trong lĩnh vực lịch sử.
Năm 1993, Nhà xuất bản HBS,- chi nhánh của trường Đại học Harvard được thành lập.
Năm 1993, Ý tưởng doanh nghiệp Xã hội (The Social Enterprise Initiative) được thiết lập nhằm tạo ra và chia sẻ kiến thức, giúp đỡ các cá nhân và tổ chức tạo ra giá trị xã hội trong các ngành nhà nước, tư nhân, phi lợi nhuận.
Năm 1995 Kim B. Clark được bầu cử làm Trưởng khoa.
Năm 1996, bài tập nghiên cứu điện tử đầu tiên được sử dụng như một tài liệu hướng dẫn.
Năm 1997, Giáo sư Robert C. Merton Nhận giải Nobel trong lĩnh vực Kinh tế.
Năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu California (The California Research Center) được mở tại thung lũng Sillicon; các trung tâm nghiên cứu vùng khác được mở tại Châu Á Thái Bình Dương (1999), Châu Mỹ La Tinh (2000), Nhật Bản (2002), Châu Âu (2003), Ấn Độ (2006).
Năm 2000, George W. Bush (tốt nghiệp MBA năm 1975) được bầu làm Tổng thống Mỹ.
Năm 2003, Trung tâm môi giới thầu khoán Arthur Rock (The Arthur Rock Center for Entrepreneurship) được thành lập nhằm hỗ trợ khoa trong công việc nghiên cứu và phát triển các khóa học về nghiên cứu doanh nghiệp ở HBS.
Năm 2004, Trung tâm giảng dạy và học tập C. Roland Christensen (The C. Roland Christensen Center for Teaching and Learning) được thành lập nhằm thúc đẩy và hoàn thiện việc hỗ trợ dạy học và đổi mới trong HBS, cung cấp các phương thức lãnh đạo và kiến thức chuyên môn về phương pháp nghiên cứu và học tập cho những giáo viên trợ giảng trên toàn thế giới.
Năm 2005, Ý tưởng Chăm sóc Sức khỏe (The Healthcare Initiative) được đề xuất như một chương trình đa kỷ luật nhằm đưa ra những ý tưởng đổi mới đối với ngành y tế. Đây là ý tưởng nghiên cứu sâu rộng về khả năng lãnh đạo và tầm quan trọng trong kinh doanh và quản lý y tế tồn tại ở HBS.
Năm 2006, Jay O. Light được chỉ định là Trưởng khoa thứ 9 của HBS.

Xem video:
Harvard University 2012 Commencement Morning Exercise



XEM VIDEO LỚN
VIDEO MÀN HÌNH LỚN


Phần 2:
Ở P1 chúng ta đã tìm hiểu về trường đại học quốc tế Harvard chủ đề:
lịch sử và chính trị. Trong phần này chúng tôi sẽ gửi tới bạn các chủ đề về:
Nhân sự, tuyển sinh, sinh hoạt thể thao, thư viện và bảo tàng.


Nhân sự
Trung tâm Khoa học, Harvard College Đến niên khóa 2006-2007, Harvard có 2 400 giáo sư, 1 715 sinh viên và 12 424 học viên cao học. Màu biểu trưng của Harvard là đỏ thẫm (crimson). Crimson cũng là tên của các đội thể thao của nhà trường, và tờ nhật báo của sinh viên, The Harvard Crimson. Trước đó có cuộc tranh tài giữa Harvard và Đại học Fordham để quyết định màu biểu trưng của nhà trường. Cả hai đều chọn màu đỏ tươi (magenta) và không ai muốn thay đổi màu biểu trưng của mình, nên họ đồng ý thi đấu để người thắng cuộc sẽ chính thức sử dụng màu đỏ tươi làm màu biểu trưng. Harvard thua cuộc nhưng lại bội ước tiếp tục giữ màu đỏ tươi. Fordham chọn màu nâu sẫm làm màu biểu trưng. Năm 1900 đã có những cuộc thương thảo nhằm sáp nhập Harvard với MIT nhưng thất bại. Từ đó hai viện đại học này luôn là đối thủ với nhau trong tinh thần cạnh tranh thân thiện.

Ngày nay, hai học viện đồng tổ chức các hội nghị và hợp tác trong các đề án như Khoa Khoa học và Kỹ thuật Y tế Harvard-MIT, Viện Broad, Trung tâm Dữ liệu Harvard-MIT, và Viện Dibner về Lịch sử Khoa học và Kỹ thuật. Hơn nữa, sinh viên và học viên cao học của hai trường có thể theo học những lớp liên thông mà không cần đóng thêm học phí. Mối thân hữu và sự gần kề về địa lý của Harvard và MIT được xem như một hiện tương; tờ Times Higher Education Supplement tại Luân Đôn viết, “Hoa Kỳ có hai đại học hàng đầu thế giới theo đánh giá của chúng ta – Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts, kề cận nhau bên bờ sông Charles.

Harvard có nhiều cựu sinh viên là những người nổi tiếng, và vài người tai tiếng. Trong số những nhân vật thành danh có 8 tổng thống Hoa Kỳ: John Adams, John Quincy Adams, Theodore Roosevelt, Franklin Delano Roosevelt, Rutherford B. Hayes, John Fitzgerald Kennedy, George W. Bush, và Barack H. Obama và các chính trị gia khác như John Hancock, và Pierre Trudeau; triết gia Henry David Thoreau và nhà văn Ralph Waldo Emerson; nhà thơ Wallace Stevens, T. S. Eliot và E. E. Cummings; nhà soạn nhạc Leonard Bernstein; nghệ sĩ cello Yo Yo Ma; diễn viên Jack Lemmon, Natalie Portman, và Tommy Lee Jones; kiến trúc sư Philip Johnson, Rage Against the Machine và Audioslave nghệ sĩ guitar Tom Morello, ca sĩ nhóm nhạc Weezer Rivers Cuomo, Unabomber Ted Kaczynski, và nhà lãnh đạo dân quyền W. E. B. Du Bois.

Video đại học Harvard (Harvard University )



XEM VIDEO LỚN
Ban giảng huấn hiện thời của Harvard có các thành viên nổi tiếng như nhà sinh học James D. Watson và E. O. Wilson, khoa học gia Steven Pinker, nhà vật lý học Lisa Randall và Roy Glauber, nhà nghiên cứu Shakespeare Stephen Greenblatt, nhà văn Louis Menand, nhà phê bình Helen Vendler, sử gia Niall Ferguson, kinh tế gia Amartya Sen, N. Gregory Mankiw, Robert Barro, Stephen A. Marglin, và Martin Feldstein, nhà triết học chính trị Harvey Mansfield và Michael Sandel, nhà khoa học chính trị Robert Putnam, Joseph Nye, Samuel P. Huntington, Stanley Hoffman, và Torben Iversen, nhà soạn nhạc và học giả Robert Levin và Bernard Rands, tỷ phú và nhà từ thiện Bill Gates.

Trong số những quán quân giải Nobel, 75 người có liên quan đến Đại học Harvard. Kể từ năm 1947, có 19 người đoạt giải Nobel và 15 người được trao tặng giải văn chương Mỹ, và Giải Pulitzer, từng phục vụ trong bản giảng huấn của Harvard.[sửa]Tổ chứcHarvard ở dưới quyền lãnh đạo của hai ban quản trị, một là President and Fellows of Harvard College, còn gọi là Harvard Corporation, thành lập năm 1650, và Harvard Board of Overseers. Viện trưởng Đại học Harvard, chịu trách nhiệm điều hành bộ máy hành chính, do Harvard Corporation bổ nhiệm.

Tòa nhà Littauer, Trường Quản lý Nhà nước John F. KennedyHiện nay, Harvard có chín khoa được liệt kê dưới đây theo thứ tự thời gian thành lập:Khoa Nghệ thuật và Khoa học có phân khoa là Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng, phục vụ:Harvard College, đào tạo sinh viên của các chương trình cử nhân (1636)Trường Cao học Nghệ thuật và Khoa học (1872)Khoa “Tại chức”, gồm Trường Harvard Mở rộng (1909), và Trường Harvard Mùa hè (1871)Khoa Y, gồm Trường Y (1782) và Trường Nha (1867)Trường Thần học Harvard (1816)Trường Luật Harvard (1817)Trường Kinh doanh Harvard (1908)Trường Cao học Thiết kế (1914)Trường Cao học Giáo dục (1920)Trường Sức khoẻ Cộng đồng (1922)Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy (1936)Năm 1999, Đại học Radcliffe được cải tổ thành Học viện Cao học Radcliffe.

Thể thao
Tại Harvard có các cơ sở thể thao như Lavietes Pavillion, một vận động trường đa năng và là sân nhà của các đội bóng rổ của Harvard. Trung tâm Thể thao Malkin (MAC) vừa là tiện nghi thể dục thể thao phục vụ sinh viên của trường vừa là cơ sở vệ tinh cho các cuộc thi đấu liên trường. Tòa nhà năm tầng của MAC có hai phòng tim mạch, một hồ bơi tiêu chuẩn Olympic, một hồ bơi nhỏ cho môn thể dục nhiệp điệu dưới nước và các môn khác, một tầng lửng dành cho các lớp học suốt cả ngày, một phòng tập xe đạp trong nhà, ba phòng tập thể hình, và ba sân tập thể dục có thể sử dụng để chơi bóng rổ. MAC cũng cung cấp dịch vụ huấn luyện cá nhân và các lớp học đặc biệt.

MAC là sân nhà của các đội bóng chuyền, đấu kiếm, và wrestling của Harvard.Weld Boathouse và Newell Boathouse là địa điểm tập luyện của các đội chèo thuyền nam và nữ. Đội chèo thuyền nam cũng sử dụng khu phức hợp Red Top ở Ledyard, Connecticut làm trại huấn luyện cho Harvard-Yale Regatta, cuộc đua thuyền hằng năm giữa Harvard và Yale khởi đầu từ năm 1852.

Trung tâm Hockey Bright là sân nhà của các đội hockey của Harvard, còn Trung tâm Murr dành cho các đội quần vợt và bóng quần (squash), và là trung tâm chăm sóc sức khỏe cho vận động viên tất cả các môn thi đấu.Đến năm 2006, Harvard có 41 đội thi đấu trong Bảng 1 liên trường (đại học), đứng đầu danh sách các đại học thuộc Bảng 1 của Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia (NCCA).Đối thủ của Harvard là Yale, tất cả các cuộc tranh tài giữa hai trường này đều quyết liệt, cao điểm là các cuộc thi đấu bóng bầu dục mùa thu mỗi năm, khởi đầu từ năm 1875, trở nên nổi tiếng đến nỗi khi nhắc đến nó người ta chỉ đơn giảin gọi là “trận đấu”. Dù không còn được xem là đội bóng số một như một thế kỷ trước đây (từng đoạt giải Rose Bowle năm 1920), Harvard và Yale đã ảnh hưởng đáng kể trên phong cách thi đấu của giải.

Lâu đời hơn giải Rose Bowl đến 23 năm là Harvard-Yale Regatta, các cuộc thi đấu giữa Harvard và Yale đều bắt nguồn từ giải này. Cuộc đua thuyền Harvard-Yale Regatta tổ chức hằng năm vào tháng Sáu trên sông Thames phía đông tiểu bang Connecticut. Đội Harvard được xếp vào một trong các đội chèo thuyền hàng đầu của quốc gia.

Trong các môn thể thao khác, các đội thi đấu của Harvard cũng ở trong nhóm đầu như môn hockey trên băng (đối thủ chính là Cornell), bóng quần, mới đây Harvard giành các danh hiệu vô địch môn đấu kiếm nam và nữ của NCAA. Harvard cũng giành ngôi vô địch của Hiệp hội Đua thuyền Liên Đại học năm 2003.

Hệ thống Thư viện

Hệ thống Thư viện Đại học Harvard, trung tâm là Thư viện Widener tại Harvard Yard, có hơn 80 thư viện riêng lẻ chứa hơn 15 triệu đầu sách, được xem là thư viện lớn thứ tư trên thế giới, sau Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện Anh Quốc, và Thư viện Quốc gia Pháp.

Harvard miêu tả thư viện của mình là “thư viện học thuật lớn nhất thế giới”, và tự hào ở trong số năm “đại thư viện” (có 1 triệu đầu sách trở lên). Thư viện Khoa học Cabot, Thư viện Lamont, và Thư viện Widener là ba trong số các thư viện được sinh viên ưa thích nhất do dễ tiếp cận và ở vào vị trí thuận lợi. Trong hệ thống thư viện của Harvard có những sách hiếm, bản thảo viết tay, và các bộ sưu tập đặc biệt. Cùng với Thư viện Houghton, Thư viện Lịch sử Phụ nữ Arthur và Elizabeth Schesinger, Văn khố Đại học Harvard là nơi lưu giữ các tài liệu hiếm và độc đáo.

Bộ sưu tập tài liệu ngôn ngữ Đông Á lớn nhất bên ngoài Đông Á được lưu trữ tại Thư viện Harvard-Yenching.

Hệ thống Viện Bảo tàng
Harvard đang điều hành các viện bảo tàng khoa học, văn hóa, và nghệ thuật:
Hệ thống Viện Bảo tàng Nghệ thuật Harvard, gồm có:

Viện Bảo tàng Nghệ thuật Fogg với các phòng triển lãm trình bày nghệ thuật phương Tây từ thời kỳ Trung Cổ đến đương đại. Điểm mạnh của viện bảo tàng này là nghệ thuật Phục hưng Ý thời kỳ tiên khởi, nghệ thuật Anh tiền Raphael, và nghệ thuật Pháp thế kỷ 19
Viện Bảo tàng Busch-Reisinger, trước là Viện Bảo tàng Germanic, trình bày nghệ thuật Trung Âu và Bắc Âu
Viện Bảo tàng Arthur M. Sackler, trình bày nghệ thuật châu Á, Hồi giáo và Ấn Độ
Viện Bảo tàng Khảo cổ và Nhân học Peabody, chuyên về lịch sử văn hóa vá văn minh Tây Bán cầu
Viện Bảo tàng Lưỡng Hà Phức hợp Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Harvard: Viện Bảo tàng Thực vật Harvard
Viện Bảo tàng Động vật Đối chiếuViện Bảo tàng Khoáng sản Harvard
Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Carpenter, thiết kế bởi Le Corbusier



Harvard: Trường đại học của những tỷ phú

Ngay cả trong khi kinh tế suy thoái, các sinh viên Harvard vẫn kiếm được bộn tiền. Trong một năm qua, số sinh viên Harvard trở thành tỷ phú lên tới 62 người, tăng so với con số 54 người năm ngoái, bỏ xa các trường đại học danh tiếng khác của Mỹ.

Đương nhiên, tầm bằng Harvard không phải là điều kiện tiên quyết để trở thành tỷ phú, nhưng ít nhất nó cũng khiến người ta có những mối liên hệ quý giá với những người đồng môn nổi tiếng. Chẳng hạn tỷ phú, thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg và tỷ phú dầu mỏ và ngân hàng George Kaiser là những cựu sinh viên tốt nghiệp Harvard năm 1966. Bà chủ Meg Whitman của Ebay tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard năm 1979. Hamilton James của Blackstone và Leon Black của Apollo Management nhận bằng MBA tại đây năm 1975. Một tỷ phú giấu tên đã từng tốt nghiệp MBA tại Harvard cho biết, ông hiện vẫn có những mối quan hệ rất hữu ích với những người đồng môn của mình.

Xếp vị trí thứ hai trong danh sách trường đại học của tỷ phú chính là Đại học Stanford với 28 cựu sinh viên tỷ phú, tăng so với 25 người của năm ngoái. Rất nhiều sinh viên trường này đã thành công lớn ở Thung lũng Silicon. Tiêu biểu là Jerry Yang, người đồng sáng lập Yahoo từ khi còn là một sinh viên, hay những người sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page. Người đồng sáng lập Sun, Vinod Khosla và Chủ tịch Gap Robert Fisher cũng là đồng môn tốt nghiệp MBA năm 1980. 

Người sáng lập hãng Nike Philip Knight lấy bằng MBA tại đây năm 1962. Trường Đại học Columbia đứng ở vị trí thứ 3 với 20 tỷ phú tốt nghiệp tại đây, tăng so với con số 16 người năm ngoái. Trong số đó có các tên tuổi như nhà tài phiệt Henry Kravis và các ông trùm quỹ đầu cơ như Louis Bacon và Leon Cooperman. Cooperman đã hợp tác kinh doanh với người đồng môn là Mario Gabelli và cả hai đều đã trở thành tỷ phú. Là con trai một người thợ hàn, Cooperman tin rằng tấm bằng từ một trường đại học hạng top là giấy thông hành giúp ông tìm được một công việc tốt tại ngân hàng hàng đầu Goldman Sachs, nơi ông đã lên đến vị trí giám đốc bộ phận quản lý tài sản. Cùng với 85 giải Nobel, Đại học Chicago xếp vị trí thứ 6 trong danh sách với 13 tỷ phú, tăng so với 10 tỷ phú của năm ngoái. 

Các tỷ phú từ Đại học này gồm Thomas Pritzker, William Conway và David Rubenstein. Một tên tuổi mới trong danh sách năm nay là Đại học New York, xếp vị trí thứ 8 với 10 tỷ phú và Đại học Princeton với 9 tỷ phú, đứng thứ 10. Các trường đại học có những sinh viên trở thành tỷ phú không chỉ thêm phần danh tiếng mà còn được lợi về vật chất. Kenneth Langone, nhà sáng lập Home Depot sau khi tốt nghiệp MBA tại Đaị học New York đã tài trợ cho trường một trung tâm y tế mang tên ông. Phil Knight đã tài trợ 105 triệu USD cho Trung tâm quản lý Knight của trường kinh doanh Stanford. Nhà tài phiệt Stephen Mandel đã tư vấn cho Đại học Dartmouth về chiến lược đầu tư và được bầu là chủ tịch hội đồng quản trị của trường. Tất nhiên, một tấm bằng từ Harvard hay Stanford không phải là điều kiện tiên quyết để trở thành tỷ phú. Trong danh sách tỷ phú hàng năm của tạp chí Forbes có ít nhất 10% tỷ phú chưa từng tốt nghiệp đại học.

Sky tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.........