-->

Trang Webblog của Skyskysky




Ngăn dòng
Thân mời quý bạn chọn các bản nhạc dưới để xem vv
Ngăn dòng
Phôi Pha_Khánh Ly Diễm xưa_Khánh Ly Tiếng hát Dạ Lan_Khánh Ly Về đây nghe em_KL_NNN Chiều Một Mình Qua Phố Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui_Khánh Ly Khanh Ly_Ru Ta Ngam Ngui Ca Dao Mẹ - Khánh Ly Một Cõi Đi Về - Khánh Ly Video: THẦY TRẦN PHÁT LẠC Thời trang và ẩm thực_TTC Ghé thăm thầy Trần Phát Lạc Thầy tôi và bạn bè Khóa 66 - 71 Phỏng vấn Thầy TRẦN PHÁT LẠC Skyskysky Mỹ Lệ_Phố biển tình anh
Ngăn dòng

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

KIẾN TẠO HẠNH PHÚC_Nguyễn Văn Sở

>
Một Phương Cách Mới Để Xây Dựng Cuộc Sống Vui Tươi
Phải nói ngay đầu đề ở trên có thể gây hiểu lầm đây là bài thuyết giảng của một vị lãnh đạo tôn giáo hay những lời khuyên răn của một vị cố vấn hôn nhân nào đó. Thực ra hoàn toàn không phải như vậy, mà chỉ là tên của một cuốn sách mới xuất bản hồi tháng Tư năm 2012,


...
Kiến Tạo Hạnh Phúc
Một Phương Cách Mới Để Xây Dựng Cuộc Sống Vui Tươi
Ph ải nói ngay đầu đề ở trên có thể gây hiểu lầm đây là bài thuyết giảng của một vị lãnh đạo tôn giáo hay những lời khuyên răn của một vị cố vấn hôn nhân nào đó. Thực ra hoàn toàn không phải như vậy, mà chỉ là tên của một cuốn sách mới xuất bản hồi tháng Tư năm 2012, của hai vị k ỹ sư: Manel Baucells, giáo sư Kinh tế và Doanh thương tại Đại học Pompeu Fabra, Barcelona, Tây ban nha, và Rakesh Sarin, giáo sư môn Quản trị tại UCLA, thuộc hệ thống Đại học California ở Los Angeles. Tên cuốn sách bằng tiếng Anh trên trang bìa là:

engineering happiness
a new approach for building a joyful life
Trước đây đã có nhiều sách vi ết v ề chủ đề hạnh phúc, nhưng có thể nói đây là cuốn đầu tiên do hai vị kỹ sư viết ra. Theo như hai tác giả cho biết trong lờ i tựa, trước khi trở thành những giáo sư dạy Kinh tế và Quản trị, h ọ xuất thân là những kỹ sư, mà nhiệm vụ chính của kỹ sư là ứng dụ ng kiến thức về khoa học kỹ thuật vào việc thiết kế, xây dựng, cũng như điều hành những công trình cung ứng tiện nghi cho xã hội hay sản xuất những máy móc nhằ m nâng cao giá trị cuộc sống. Cầu cống, xa lộ, trường học, b ệnh viện, nhà cao tầng, v.v…và các loại phương tiện chuyên chở như xe h ơi, tàu thủy, máy bay, hoặc các loại máy móc như truyền hình, máy đ iện toán, điện thoại cầm tay… đều thuộc trách nhiệm của kỹ sư. Tóm lại, kỹ sư là ng ười thích tìm tòi, giải đáp những vấn nạn, những câu hỏi hiểm hóc đầy thách thức, nhờ đó mà ngành kỹ sư đã đạt được những thành tựu tốt đẹp về kỹ thuật như ta đã thấy.

Cách đây hơn mười năm, hai vị giáo sư tác giả cuốn sách cũng đã tự thách thức mình vớ i vấn đề kiến tạo hạnh phúc. Liệu người kỹ sư có thể vận dụng kiến thức của mình cùng nh ững điều ki ện cụ thể, có thực trong cuộc số ng để giải quyết một vấn đề khó nắm bắt như h ạnh phúc không? Trước hết là tìm hiểu thế nào là hạnh phúc, cái gì tạo nên hạnh phúc, và sau đó là làm thế nào đ ánh giá hạnh phúc của ngườ i này so với h ạnh phúc của người kia. Nói cách khác, mục đích của hai tác giả khi tự đặt cho mình câu hỏi trên là làm sao khám phá đượ c những đặc tính của hạnh phúc qua những phân tích có hệ thống và có thể định nghĩa được.

Cuố n sách vừa xu ất bản là thành quả công trình nghiên cứu của họ , nhằm chia sẻ với chúng ta nhiều khám phá lý thú, quan tr ọng nh ất là điều kh ẳng định “hạnh phúc có thể kiến tạo đượ c”. Họ đã minh chứng điều này bằng một phương trình căn bản khởi đầu như sau:

HẠNH PHÚC = THỰC TẠI – KỲ VỌNG
“Thực tại” ở đây gồm hoàn cảnh thực tế quanh ta, những điều kiện, cơ sở vật chất cũng như tinh thần đang tồ n tại trong cuộc sống của chính ta, thân thế, sự nghiệp, địa vị xã hộ i của ta vào một giai đ oạn nhất định nào đó trong cuộc đời, kể cả tuổi tác, sức khoẻ, trình độ, khả năng, mức sống, v.v… Còn “kỳ vọng” là những gì ta mong mỏi, hy vọng, trông chờ, hay mong đợi.

T ừ phương trình trên, ta có thể hiểu mức độ hạnh phúc ta có th ể có được tùy thuộc vào hai biến số trong vế thứ hai. Kỳ vọ ng càng cao so với th ực tại thì mức độ hạnh phúc càng thấp, có khi là số âm, ho ặc ở một mứ c độ làm ta cảm thấy đau khổ, hay thiệt thòi. Trái lại, kỳ vọng càng thực tế thì mức độ hạnh phúc càng dễ đạt được, cảm nhận được.

Phương trình trên đ ây mới chỉ là phần căn bản. Muốn tạo hạnh phúc, hai tác giả cuốn sách còn lần lượt phân tích những liên hệ tất yếu và phức tạp giữa các hiện tượng nội tâm và sắp x ếp chúng thành 6 quy luật hạnh phúc làm thay đổi hai vế trong phương trình trên, giúp ta hiểu chính xác hơn và có thể áp dụng phương trình đó sao cho có hiệu quả trong các lựa chọn của đời sống.

Hạnh phúc th ường được ví von nh ư một quả lắc, hết quay qua trái lại quay qua phải, và trướ c sau gì cũng sẽ trở v ề vị trí ở giữa, ngụ ý là ta không thể làm gì khác hơn được. Như vậy là sau những xao xuy ến ban đầu, ta sẽ quen dần với một mức độ hạnh phúc nào đó và không còn thấy có gì đặc biệt, khác lạ nữa. Nhưng hai tác giả cuốn sách không nghĩ như vậy. Họ so sánh hạnh phúc như một chiếc thuyền buồm trên biển mà gió bão cũng như các dòng nướ c ngầm có thể gây tác động và ảnh hưởng đến hướ ng đi của con thuyền, nhưng ngườ i ở trên thuyền vẫn làm chủ được tay lái nếu biết khéo léo kiểm soát, điều khi ển nó. Nh ững qui luật mà hai tác giả đưa ra có thể được hi ểu như là tay lái trên thuyền sẽ giúp hướng dẫn con thuyền đến bến bờ hạnh phúc.

Chung qui có được cuộc sống an lạc hay không chỉ là một vấn đề chọ n lựa. Nếu hiểu thế nào là hạnh phúc và n ắm vững những qui luật được giải thích trong sách, người ta sẽ có đủ cơ sở để có những quyết định đúng đắn trong chọn lựa hầu có được một cuộc sống an lành, vui vẻ, như ý.

HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
Trước hết hai tác giả phân tích một kinh nghiệm đã được báo chí tường thuật trướ c đây để trả lời câu hỏi “Tiền có mua được hạnh phúc không?” Chắc nhiều ng ười còn nh ớ câu chuyện Andrew Jackson Whittaker, Jr. trúng số Powerball jackpot $ 315 triệu vào ngày Giáng Sinh 2002. Andrew lớn lên trong mộ t gia đình nghèo ở West Virginia và phải bắt đầu làm việc từ lúc mới 14 tuổi, nhưng nhờ chuyên cần làm vi ệc nên sau này anh thành lập được một công ty lắp đặt hệ thống ống nước khá thành công. Nếu vẫn tiếp tụ c sống và làm việc như bình thườ ng, chắc hẳn anh và gia đ ình đã có những thăng tiến càng ngày càng tố t đẹp hơn. Nhưng anh lại trúng số độc đắc, và cuộc đời anh đã thay đổi.

Thay đổi như thế nào? Hai vợ chồng anh đã chọn cách lãnh một lần $170 triệu thay vì lãnh trong nhiều năm. Sau khi trừ thuế, họ còn được khoảng $112 triệu. Anh biếu các nhà thờ ở West Virginia 10% số tiền đó, mua cho người phụ nữ đã bán cho anh tấm vé số may mắn một căn nhà, và mướ n lại 25 nhân viên mà anh đã phải cho nghỉ việc trước đó. Tất cả đều nghe như trong chuyện thần tiên.

Nh ưng chuyện gì đã xảy ra hai năm sau? Tên tuổi anh lại được nhắc đến hằng ngày trên báo, cũng như các đài truyền thanh, truyền hình, nhưng lần này thì toàn những tin tức không hay. Anh đã bị cảnh sát bắ t hai lần vì tội lái xe lúc đang say r ượu và anh phải chữa trị trong một trung tâm ph ục hồi. Ngoài ra anh còn bị liên can đến nhiều rắc r ối khác như cờ bạc và gái đ iếm. Năm nă m sau, vợ anh bỏ anh, và tiếp theo là cô cháu yêu quý của anh chết vì nghiện ngập do chơi với bạn xấu.

Tại sao cuộc đời của một ng ười tương đố i thành công và giàu có như anh, ngay cả trước khi trúng số, lại xuố ng dốc đến như vậy? Có lẽ là do vận may bất ngờ anh được thừa hưởng một món tiền quá lớn mà không biết cách sử dụng đúng đắn nên anh đã có những quyết định thiếu chính ch ắn, nhất là anh không được chuẩn bị chu đáo, khôn ngoan trong cách ứng xử.

Hạnh phúc hoá ra là một v ấn đề không đơn giản. Có thể hình dung nó như một trò chơi lắp ghép hình phức tạp với nhiều mảnh nhỏ hình thù khác nhau, dài ngắn khác nhau phải tìm cách chắp lại thành một khuôn mẫu nào đó theo ý muố n. Làm được hay không tuỳ thuộc vào khả năng thiên phú và tài khéo léo của người chơi.

Nếu hỏi hạnh phúc là gì thì chắc ai cũng ngh ĩ là mình hiểu vì đ ã nghe, đã sử dụng danh từ này khá nhiều lần trong các dịp đám cưới, đám hỏ i, lễ bạc, lễ vàng, hay trong những ngày Tết, mừng Xuân Mới, v.v… Thông thường ai cũng nghĩ hạnh phúc phải là những tình cảm, xúc động, tâm trạng, cùng nhận thức có tính cách tích cực như sự sung sướng về v ật chất cũng như tinh thần, sự thích thú, vui vẻ, hài lòng, vừa ý, hay thoả mãn…

Tuy nhiên, hai tác giả không hoàn toàn đồng ý như vậy.

Sau khi nghiên cứu một khối lượng lớn sách báo đã xuất bản về các phương pháp đánh giá hạnh phúc (cao/thấp, nhiều/ít) và tìm hiểu những yếu tố thường đượ c xem là có ảnh h ưởng đến hạnh phúc như văn hoá, lương bổng, tuổi tác, trình độ giáo dục, tỷ lệ tự sát, và các thay đổi củ a tế bào thần kinh trong não bộ tuỳ theo tâm trạng vui hay buồn, họ ti ếp cận vấn đề một cách khác, coi h ạnh phúc như một tổng thể các sự vui buồn, sướng khổ trong một th ời gian nhất định nào đó, chứ không chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Họ triển khai hai khái niệm liên quan đến định nghĩa danh từ h ạnh phúc mà họ đã sử dụng khi nghiên cứu vấn đề này. Thứ nhất là hạnh phúc tức thời (moment happiness), là niềm vui hay nỗi buồ n, sự sung sướng hay điều đau khổ mà ta cảm nh ận được cường độ của nó vào một thời điểm nhất định. Thứ hai là hạnh phúc thật sự (total happiness), được kể nh ư là kết số của tất cả những tình cảm tích cực trừ đi những tình cảm tiêu cực sau một thời gian.

Hãy lấy ví dụ về Skydiving (một nhóm sinh viên tham gia môn thể thao nhảy từ trên máy bay và rơi tự do cho đến khi có thể an toàn mở dù) để hiểu cụ th ể hơn. Họ sử dụng một biểu đồ thăm dò hạnh phúc gồm hai trục tung và hoành. Trục tung chỉ cường độ củ a cảm xúc trước khi nhảy, trong khi nhảy, và sau khi nhảy, từ -10 (cực đau khổ ) đến +10 (cực sung sướ ng), được tính bằng “happidons”, đơn vị đo lường hạnh phúc do chính họ nghĩ ra. Trục hoành chỉ thời gian, trên đó ghi nh ững xúc cảm có tính tích cực như: háo hức/h ưng phấn, thiết tha/nhiệt tình, nhẹ nhõm/hết lo âu, hãnh diện, vui vẻ... có lẫ n cả những xúc cảm trái ng ược có tính tiêu cực nh ư: căng thẳng, bứt rứt/bối rối, lo lắng, sợ hải, kinh hoảng. Theo dõi và ghi nhận những tín hiệu biến chuyển trong tâm trạng người tham dự từ những giờ phút chuẩn bị và chờ đợi đầy lo lắng cũ ng như háo hức ban đầu, qua những thay đổi của tình cảm theo trục thời gian, cho đến những cảm giác nhẹ nhõm hay ngây ngất sau khi hoàn tất, họ mới tính ra số “happidons” từ kinh nghiệm Skydiving của nhóm sinh viên nói trên, nghĩa là hạnh phúc nhiều hay ít.

QUY LUẬT 1: SO SÁNH TƯƠNG ĐỐI
Rõ ràng là từ nhỏ đ ã có cái khuynh hướng so sánh mình với người khác cạnh mình. Hạnh phúc hay đau khổ cũng từ đó mà khởi sinh. Một ví dụ th ực t ế: M ột cô học sinh 17 tu ổi nhận được điể m cuối năm 8/10, coi như là đi ểm tốt, nhưng cô vẫn khóc sụt sùi, có vẻ không bằng lòng. Khi hỏi tại sao, cô trả lời: “Mấy bạn con được điểm 9 hoặc 9.50.”

Bất cứ một sự so sánh nào cũ ng có hai đ iểm đối chiếu: Th ực tại khách quan và kỳ vọng (điều mình mong đợi). Trong ví dụ trên, điều cô gái mong đợi và lấy đó làm cơ sở để so sánh là số điểm của các bạn cô. Nếu các bạn cô đều đượ c đi ểm 7 thay vì điểm 9, hẳn là cô đã thấy sung sướng với điểm 8 của cô rồi.

Từ ví dụ trên, họ đề ra Quy luật 1 mà họ cho là quan trọng nhất:

Quy luật 1: Có hạnh phúc hay không có hạnh phúc đều do so sánh mà ra.
Vì có so sánh, phương trình hạnh phúc được giản lược như sau:

HẠNH PHÚC = NHỮNG GÌ TA CÓ – NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC CÓ
Tình cảm ở trong ta thường đượ c khởi động khi thực tại bên ngoài không ngang tầm với điều ta mong đợi. Nếu mức độ khác biệt có chiều nghiêng về hướng tích cực, nghĩa là thực tại ta đang sống phong phú h ơn, d ồi dào, nặng ký hơn thì trong tâm trí ta sẽ khởi phát những tình cảm như vui mừng, hãnh diện, dễ chịu, thích thú… Ví dụ như khi máy bay của chúng ta đến sớm hơn giờ đ ã ghi thì ta thấy vui. Trái lại, nếu máy bay đến trể, ta sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội.

So sánh về mặt xã hội thường là so sánh v ới những người cùng trang lứa, cùng ngành nghề, cùng giai tầng xã hội. Ít khi ta so sánh với những người thuộ c các tầng lớp trên ta. Vậy có khi nào ta so sánh với những người kém may mắn h ơn để thấy ta sung sướng hơn không? Tom Gilovich và các đồng nghiệp trong một nghiên cứu có liên quan đến các vận động viên được huy chương ở Olympics đã giúp trả lời điều đó. Họ nhận thấy r ằng trong khi các v ận động viên đượ c huy chương bạc thường hối tiếc đã đến gần mức th ắng mà lại không thắng thì các vận động viên được huy ch ương đồng lại thấy rộn ràng vui vì được huy chươ ng trong khi bao nhiêu vận động viên khác cùng tham dự cuộc tranh tài lại không được gì cả.

Có 4 phương sách có thể kiềm chế được khuynh hướng muốn so sánh mình với người khác:

Chọ n b ạn trong cùng một giới ngang tầm với mình. Biết so sánh có chọn lọc, đừng ghen tị.

Nên sống tử tế và sẵn sàng giúp đỡ người kém may mắn. Tập khen ngợi người hay chuyện đáng khen.

QUY LUẬT 2: KỲ VỌNG THAY ĐỔI
Quy luật 2: Kỳ vọng thay đổi theo chiều hướng của thực tại mới.
Trở lại với phương trình hạnh phúc, một khi thực tại thay đổi thì kỳ vọng cũng thay đổi theo. Ví dụ rõ rệt nhất là khi được tăng lương thì cũ ng mong được h ưở ng thụ nhiều hơ n. Hay khi còn là sinh viên đ i h ọc bằng chiếc xe cũ cũng không sao vì chung quanh hầu như ai cũng thế. Nhưng sau khi tốt nghiệp và làm việc một thời gian, khi đồng nghiệp cùng sở lái xe nhập cảng kiểu mới lo ại BMW hay Mercedes-Benz mà ta vẫn tiếp t ục chạy chiếc xe cũ ấy thì chẳng còn hợp với lối sống mới tí nào, làm sao vui được. Tại sao? Vì cuộc đờ i đã khác nên kỳ vọng cũng phải khác đi, nhất là khi nhìn chung quanh, ta thấy muố n có những gì bạn bè và đồng nghiệp đã có. Do đó, phương trình hạnh phúc có thể viết lại như sau:

HẠNH PHÚC = NHỮNG GÌ CÓ BÂY GIỜ -- NHỮNG GÌ CÓ TRƯỚC ĐÂY
Nhưng con ngườ i vốn có một khả năng đặc biệt là dễ thích ứng, thuận lợ i hay khó khăn, hoàn cảnh tốt hay xấu, rồi cũng quen dần. Bởi vậy khi k ỳ vọng và thực tại không còn chênh lệch nhau nữa thì những tình cảm ban đầu, tích cực hay tiệu cực, cũng mờ nhạt đi, không còn được cảm nhận ở cường độ đáng kể nữa. Ph ương trình hạnh phúc, do đó, cũng có thể trình bày lại như sau:

HẠNH PHÚC = THỰC TẠI – KỲ VỌNG ĐÃ THAY ĐỔI
Điều quan trọng cần phân biệt là ta có thể thích ứng với những gì ta có, nhưng tùy lo ại mà mức độ thích ứng có khác nhau. Khi nói đến những tiện ích căn bản như thực phẩm, nghỉ ngơi, quan hệ tình dục, sức khoẻ, th ể dục, liên hệ với b ạn bè, gia đình… thì mức độ cảm khoái của ta ít có dấu hiệu thay đổi, vì đó là những nhu cầu thiết yếu. Nhưng với những thứ tiện ích không căn b ản như đồ đạc trang trí trong nhà, máy móc, áo quần, nữ trang mớ i thì sự háo hức ban đầu suy giảm đi rất nhanh. Nếu biết như vậy việc ch ọn l ựa sẽ dễ dàng hơn, không phải ch ạy theo những sản phẩm tiêu dùng mà trước sau gì rồi cũng chán.

QUY LUẬT 3: SỢ THUA THIỆT
Khuynh hướng tự nhiên của con người là sợ thua thiệt, không bao giờ muố n thấy mình thiệt thòi hơn người khác. Vì vậy mà cường đô cảm thấy vui khi “được” $10.00, nếu tính bằng happidons, sẽ thấp hơn cường độ cảm thấy “buồn” vì mất cũng số tiền đó.

Quy lu ật 3 : Nỗi sợ b ị thua lỗ sâu đậm hơn niềm vui khi được cùng một vật sở hữu có giá trị tương đương.
Khuynh hướng này khá phổ biến và đã được ghi nhận cũng như khai thác trong nhiều lãnh vực nh ư th ể thao, cờ bạc, hay kinh doanh. Chính khuynh hướng này đã ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn và cách hành xử trong cuộc sống. Xin kể thêm vài ví dụ.

Hai Giáo sư Ian Ayres và Dean Karlan thuộc Đại học Yale đã đề ra một phương cách giúp người mập giảm cân rất hiệu nghiệm dựa trên khái niệm sơ khởi là “ai cũng cố gắng tối đa để khỏ i mất $ 500.00, hơn là được $500.00”, sau khi tự nguyện bỏ số tiền đó vào một chương mục của một cơ quan

trung gian quản lý và b ắt đầu tập theo mộ t chế độ ăn kiêng. Nếu đạt mục đích giảm cân sau thời gian quy định, số tiền ký g ởi sẽ đượ c hoàn trả nguyên vẹn. Ngược lại, số tiền đó sẽ được tặng cho một cơ quan từ thiện.

Về chuy ện cai thuốc lá thì ứng dụng như sau. Người nghi ện ký gởi số tiền vẫn chi dung cho thuốc lá vào một ch ương mục ti ết kiệm. Sau sáu tháng, nếu thử nghiệm máu cho thấy không còn chất nicotine, số tiền tiết kiệm sẽ còn nguyên. Nếu không, số tiền đó sẽ được biếu cho một cơ quan từ thiện. Chương trình cai nghiện này cũng rất thành công vì không ai muốn mất đi số tiền tiết kiệm của mình.

Hiểu rõ cách vận hành của quy lu ật thứ ba về nỗi sợ này trong cách hành xử h ằng ngày cũng sẽ giúp đạt được những quyết định và lựa chọn đúng đắn.

QUY LUẬT 4: CƯỜNG ĐỘ CẢM THỤ GIẢM THAY VÌ TĂNG
Trúng số thì hẳn là vui rồi. Nh ưng vấn đề mà hai Giáo sư muốn g ỉải thích bằng toán học ở đây là khi trúng $100,000.00 thì nỗi vui có tăng gấp 10 lần so với khi chỉ trúng có $ 10,000.00 không? Đặt vấn đề như vậy là để chứng minh rằng khi bàn về có hạnh phúc hay không có h ạnh phúc, không nên hiểu tâm lý chuy ển biến theo một đường thẳng, do đó mới cần nói thêm với Quy luật thứ tư:

Quy luật 4: Mức độ hạnh phúc không tương ứng với sự khác biệt giữa thực tạ i và kỳ vọng vì lý do cườ ng độ cảm thụ giảm, thay vì tăng, do đ ó mà khi thự c tại vượt quá xa kỳ vọng thì mức độ hạnh phúc cảm nhận không tăng theo cùng một nhịp độ như ta tưởng.
Quy luật này cho thấy rằng nhân đôi nguồn kích thích không hẳn sẽ gây ra một phản ứng cũng gấp đôi trong xúc cảm. Chính vì vậy mà miếng kem lạnh đầu tiên vào một ngày nóng bức mới thiệt là ngon, trong khi miếng thứ hai tuy cũng còn ngon nhưng ít hơn một chút, và miếng thứ ba sẽ ít ngon hơn miếng thứ hai. Ăn hết kem vẫn thấy ngon, nhưng mức độ cảm nhận cái ngon giảm dần.

Mức độ cảm nhận còn tùy thuộc vào nhịp độ thích ứng của từng ng ườ i trong từng sinh hoạt khác nhau, nhanh hay chậm, khi thực tại và kỳ vọng thay đổi.

Vận dụng thêm nh ững yếu tố mới này vào phương trình hạnh phúc bằng toán học, hai tác giả đã đưa ra ‘công th ức dự đoán hạnh phúc’ (formula for happiness) và cho biết bí quyết bảo đảm đưa đến hạnh phúc là chiến lược tiệm tiến (crescendo strategy), ngăn không cho tạo ra thói quen làm giảm đ i những thích thú trong cuộc sống, mà trái lại ph ải luôn luôn gia tăng và thay đổi các sinh hoạt trong đời sống để lúc nào c ũng nhận thấy hôm nay khác hôm qua, và dành phần tốt nhất cho giai đoạn cuối (saving the best for last).

QUY LUẬT 5: CẢM GIÁC BẢO HOÀ
Con người là mộ t sinh vật có khuynh hướng sống theo thói quen. Muốn có hạnh phúc phải v ượt ra khỏ i vòng kiềm tỏa của thói quen qua việc khai thác chiến lược tiệm tiến nói trên với những sinh hoạt mới mẻ, đa dạng. Chính đây mới là những gì mang lại hương vị cho cuộc đời và cũng là nội dung của Quy luật 5:

Quy luật 5: Vì lý do b ảo hoà, những cảm nhận thích thú có được khi mới thụ hưởng sẽ càng lúc càng giảm với thời gian; ngược lại, những cảm nh ận khó ch ịu khi mới kiêng nhịn sẽ làm tăng mức độ thích thú khi sắp được thụ hưởng.
Ứng dụng vào thực tế ta sẽ thấy ngay. Nếu mới từ Bahamas trở về Arizona sau một tuần nghỉ ngơi, tắm biển bên đó mà l ại được mời về mộ t thành phố trên bờ biển Nam California nghỉ cuối tu ần thì chắc chắn là không hấp dẫn lắm. Hay cụ thể hơn, mới ăn cưới ở một nhà hàng quen thuộc, hôm sau phải tham dự họp bạn cũng tại nhà hàng đó và thực đơn củ a nhóm tổ chức cũng y như đêm trước thì hương vị ăn uống chắc không còn mấy đậm đà.

Chúng ta đã thấy nhịp độ thích ứng của từng ngườ i có khác nhau. Nhị p độ bảo hoà cũng vậy, nh ưng tuỳ thuộc loại tiện ích. Có thể nói rằng một khi thói quen đã hình thành thì sự thích ứng sẽ làm giảm đi c ảm giác b ảo hòa. Ví d ụ ai thích nhạc cổ điển thì có thể nghe suốt ngày mà không thấy chán, vì đã quen như vậy. Ngược lại thì chỉ năm, mườ i phút là đã muốn chuyển qua một loại hình thưởng ngoạn khác.

Trong các mục hưởng thụ như hội hè, ăn uố ng, du lịch, v.v… cũ ng cần có tính toán, chừng mực, làm sao để hiện tượng bảo hòa không làm mất đi sự háo hức, chờ đợi đầy thích thú trong cuộc sống hằng ngày.

QUY LUẬT 6: MA LỰC HIỆN TẠI
Gọi là ma lực hiện tại hay tính đương thời (presentism) vi cái cả m tưởng nhất thời, như sự sung sướng, lạc quan vì mới trúng số sẽ tạo kỳ vọng lệch lạc là sẽ tiếp tục đượ c sung sướng, lạc quan như thế nữa. Nhưng trong thực tế, tâm trạng hồ hởi, phấn khở i đ ó không kéo dài như ta tưởng. Đó là nộvgji dung của Điều luật 6.

Điều luật 6: Vì ma lự c hiện tại, ta dự đoán là những gì ta thích hay tình cảm củ a ta trong tương lai sẽ tương tự như những gì ta thích hay tình cảm của ta trong lúc này.
Câu cu ối cùng trong những câu chuyện thần tiên mà ta đã đọc hồi còn nhỏ thường là “…và từ đó về sau họ sống hạnh phúc bên nhau.” Thực tế có như vậy không? Làm sao dự báo được tương lai một cách lạc quan như vậy? Hãy tưởng tượng nếu Romeo và Juliet còn sống và thành vợ chồng như bao nhiêu cặp tình nhân khác, liệu cuộc đời họ sẽ chỉ có toàn những yêu thương, hay cũng có những vui buồn, những xung đột thường tình như bao nhiêu gia đình khác?

Nhưng đó là một lỗi lầm rất phổ biến, đượ c gọi là thiên kiến về thích ứng (adaptation bias), cho rằng nh ững gì ta kỳ vọng sẽ không thay đổi mà quên mất trên th ực tế, k ỳ vọng của ta cũng sẽ thay đổi. Phương trình hạnh phúc, do đó, phải được biểu thị như sau:

HẠNH PHÚC TH ẬT SỰ = THỰC TẠI TRONG TƯƠNG LAI – KỲ VỌNG TRONG TƯƠNG LAI
Ngoài ra còn phải nói đến vấn đề thiên kiến về bảo hòa (satiation bias), thường khiến ta nghĩ lầm rằng mức độ b ảo hòa mà ta đang cảm nhận sẽ không thay đổi. Vì hiểu rõ tâm lý này

nên ngành tiếp thị kinh doanh đã khai thác khách hàng một cách có hệ thống. Ví d ụ như tại các trung tâm thể dục thường có các chiêu dụ vào dị p Giáng Sinh hay Năm Mới với lệ phí hội viên hằng tháng thật thấp rất h ấp dẫn. Nhiều người ký hợp đồng dài hạn vì nghĩ mình được lợi và hă m hở tham gia. Đi tập được một hoặc hai tháng thì sự hăng hái, chuyên cần giảm sút dần, cuối cùng chỉ có trung tâm thể dục là được lợi vì hội viên vẫn phải tiếp tục đóng lệ phí dù không còn đi tập thường xuyên nữa.

Trên đây là phần tóm lượ c những nét chính trong công trình nghiên cứu củ a hai v ị Giáo sư Đại học mà người viết đã giới thiệu. Phần còn lại nói về cách ứng dụng phương trình hạnh phúc cũng như 6 Quy luật hạnh phúc mà họ đã phân tích, để làm sao thiết thực t ạo được h ạnh phúc tối đa trong cuộc sống. Đây là mộ t cuốn sách nặng tính hàn lâm nhưng đọc rất thích, vì hai tác giả đã khéo sử dụng rất nhiều ví dụ cụ thể, lấy ra từ các bài giảng trong lớ p, từ nhiều giai thoại lý thú trong công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn khác, cùng những chuyện kể hấp d ẫn, những câu trích dẫn uyên thâm của các danh nhân về vấn đề hạnh phúc, hay những huyền thoại đầy tính ẩn dụ sâu sắc từ kho tàng văn hoá thế giới.

Đề cập đến hạnh phúc là một đi ều không dễ, vì khó có được sự đồng thuận do mỗi ng ười mỗi quan niệm khác nhau, nhưng n ội dung cuốn sách phản ảnh một l ối tiếp cận vấn đề rất độc đáo và hiện đại. Hạnh phúc, như hai tác giả nhận định, là “một sự cố g ắng làm đầy ly từng chút mộ t, chứ không phải có được do thừa hưởng một cái ly đầy”. Và họ đã kết thúc như sau:

“Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý khởi sinh từ cảm nhận rằng mình không còn thèm khát một nhu cầu nào chưa đượ c thỏa mãn. Tuy nhiên chúng ta lại có khuynh hướng tự tạo cho mình những nhu cầu mớ i dù mình có tích lũy đến bao nhiêu đi nữa. Bởi vậy, muốn cho h ạnh phúc ‘nở hoa’, chúng ta cần nhìn bầu trờ i và xem như đang có một ph ần bị mây che phủ, nhìn cái ly trước mặt và xem như ly đang đầy một n ửa, nhìn cuộc đời chúng ta và xem như đang thập phần sung túc.”

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý thân hữu.
Nguyễn Văn Sở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.........