-->

Trang Webblog của Skyskysky




Ngăn dòng
Thân mời quý bạn chọn các bản nhạc dưới để xem vv
Ngăn dòng
Phôi Pha_Khánh Ly Diễm xưa_Khánh Ly Tiếng hát Dạ Lan_Khánh Ly Về đây nghe em_KL_NNN Chiều Một Mình Qua Phố Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui_Khánh Ly Khanh Ly_Ru Ta Ngam Ngui Ca Dao Mẹ - Khánh Ly Một Cõi Đi Về - Khánh Ly Video: THẦY TRẦN PHÁT LẠC Thời trang và ẩm thực_TTC Ghé thăm thầy Trần Phát Lạc Thầy tôi và bạn bè Khóa 66 - 71 Phỏng vấn Thầy TRẦN PHÁT LẠC Skyskysky Mỹ Lệ_Phố biển tình anh
Ngăn dòng

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Dấu văn còn mãi - bài 13: Nguyễn Tấn Nhân - Phạm Hùng Dũng

Nguyễn Tấn Nhân 


Hết bậc tiểu học, lên lớp Sáu, thi đậu vào trường côngmục đích lớn đầu tiên trong đời học trò. Đà Nẵng thời đó có hai trường trung học công, Phan Châu Trinh cho nam và Hồng Đức cho nữ. Hai ngôi trường danh giá của thị xã đối chéo mặt nhau qua ngã tư Thống Nhất - Lê Lợi.

Cái sàng đầu tiên đó cũng khắc nghiệt và trần ai. Niềm vui đậu đại học của tôi sau này, cũng chỉ sánh ngang niềm vui đậu vào Phan Châu Trinh thời đó.


Tiếp đến vào lớp Tám trường Kỹ Thuật, lại sảy sàng một lần nữa. Những hột gạo còn lại, đềunhững hột mẩy chắc, đều tắp. Cho nên đám học trò Kỹ Thuật, gần như không có học sinh dở, hầu hết đều giỏi giang và cộng thêm rất nhiều tài lẻ khác. Bản lĩnh được trui rèn, dạy dỗ trong kỷ luật nghiêm khắc và chuẩn mực, hầu hết khi rời khỏi trường, dù mưu sinh bằng nhiều việc khác nhau, nhưng rất ít học trò kỹ thuật thất bại trước cuộc đời.

Học trò dân thị xã như chúng tôi còn có ít nhiều thuận lợi, còn các bạn vào trường từ những vùng nông thôn như Điện Bàn: Trần Hoa, Lê Văn Tam… hoặc xa xôi tận Quế Sơn vùng trung du đầu nguồn Thu Bồn: Nguyễn Tấn Nhân…

Các bạn không những phải vượt qua những bất lợi về trình độ học hành chênh lệch, về gia cảnh thiếu khó, mà còn vượt qua cái bất định của cuộc chiến đang hồi khốc liệt, vượt qua cái không gian xôi đậu bất an quê mình…

Đó thật sựnhững học trò giỏi giang và can trường! Bên cạnh Lê Văn Tam chân chất, Trần Hoa thanh taoNguyễn Tấn Nhân vô cùng cục mịch.

Không thể quên được Nguyễn Tấn Nhân với mái tóc chôm bôm như rễ tre tua tủa lên trời, hai con mắt be bé vừa tinh ranh vừa ngơ ngác, cái cổ nghiêng nghiêng, cái cười xa xăm, cái đầu lúc lắc, tướng đi nguây ngẩy với hai cánh tay lòng khòng và hai bàn chân cày cuốc rặt kiểu nông dân xứ Quảng.

Ba năm hơn trong trường Kỹ Thuật, NTN mang nickname: Đười Ươi. Một phần vì nụ cười xa xăm, một phần vì tướng tá thô mộc, nhưng phần chínhNTN cùng quê Quế Sơn với đại lão thi sĩ Bùi Giáng, vốn nổi tiếngmột con Đười-Ươi-Thơ -giữa-chốn-giang-hồ. Và NTN, Con Đười Ươi đàn em này cũng mê văn chương, say đọc sách. Các tờ báo tường, tập san của lớp không thiếu vắng bài vở của lão bao giờ.

Nickname này được Dương Đăng Cả rất khoái trá. Mỗi lần gặp NTN, cái miệng đi trước thiên hạ của DĐC không thể bỏ sót từ này, kèm theo một tràng cười cũng rất ưđười ươi của hắn!

Sau bảy-lăm, những bạn này vẫn còn trụ lại Đà Nẵng, trong lúc gia đình đã trở về quê cũ, gầy dựng cuộc sống hậu chiến càng lúc càng khốn khó, túng ngặt, vô vọng… Thời gian cuối lớp 12, chuẩn bị ôn thi đại học, tôi kéo NTN, DĐC… về ở trọ miễn phí nhà bác Bốn trong xóm tôi. Chúng tôi cùng học hành với nhau thâu đêm những ngày hè đó, thành ra khá gần gũi nhau. 

Vào Đại học, mỗi thằng một hướng, NTN trực chỉ Sài Gòn. Vắng tin nhau ngót nghét hơn mười năm. Khi gặp lại thì “em” nào cũng đã tay bế tay bồng.

Chuyện anh em kỹ thuật Võ Văn Lượm, Dương Đăng Cả, Bùi Tấn Hùng… xuống tận Long An để lôi Nguyễn Tấn Nhân cùng vợ con nhà nẫu lên xứ Sài Gòn, mần lại cuộc đời, tôi có kể sơ qua trong bài về Bùi Tấn Hùng (Dấu văn còn mãi 9).

Khi tôi gặp lại tại Sài Gòn, NTN đang tá túc trên tầng thượng của Khu chung cư Bưu Điện. Khu chung cư này nổi tiếng ở Sài Gòn bởi cái sự xuống cấp hết thuốc chữa và tinh thần bám trụ gan lì của các cư dân tại đó, vì hổng biết nó sụp hồi nào!

Bữa đó Võ Văn Lượm chở tôi tới, bắt tôi khệ nệ ôm một thùng bia, lên nhà NTN gầy độ. Cha mẹ ơi, cái chung cư cao sáu bảy tầng chi đó, thang máy thì tiêu tùng từ… chế độ trước, thang bộ mần bằng sắt trống trơn, rung rung theo từng bước chân. Thằng tôi từ nhỏ đến lớn đâu có ở nhà lầu, lặc lè vác cái thùng bia leo thang bộ tuốt lên sân thượng, vừa leo vừa thở cả mũi cả tai. Leo đến nửa chừng phải ngồi bệt xuống bậc thang, nghỉ mệt. Cái thùng bia ban đầu nhẹ hều, càng lên mỗi tầng càng nặng, như muốn trêu ngươi mình!

Trong mái nhà che tạm cơi nới từ một cái kho trên sân thượng, chúng tôi nhậu một trận đã đời. Đã đời vì công khó vác thùng bia lên tận chốn này, tự dưng vị nó ngon quá trời ngon! Đã đời vì cả bọn tha hồ quậy phá, bốc phét, đờn ca sáo thổi rần trời đất một mình một cõi… sân thượng vắng vẻ mông mênh! Đã đời vì bà xã NTN đúng chất phụ nữ miền Tây, hiền hậu chơn chất ít lời, quý bạn của chồng, nhấtbạn… “gụ”!

Dạo đó, NTN đã bắt đầu yên vịgiảng viên trường Đại học Bưu điện, nghe nói đâu thêm chân trong chân ngoài nữa. Lão xuất sắc nghề điện tử mà! Dần dà sống được, sống được được, rồi sống quá được!

Thỉnh thoảng thời đó, tôi có dịp vào SG, bù khú với các bạn. Phải nói tửu lượng NTN thuộc loại vô địch! Gần như chiều nào lão cũngm ủy viên thường trực bàn nhậu. Ai vắng thì vắng, chứ không có vắng NTN! Ai quắc cần cầu cứ quắc chứ NTN cứ tỉnh queo uống đến cuối trận, tỉnh queo ra dzìa, tỉnh queo leo lên cầu thang của bảy tầng lầu, tỉnh queo ngủ, hôm sau tỉnh queo lên giảng đường, người vẫn chỉnh tề từng xăng ti mét! Bái phục!

Tôi cứ thắc mắc trong bụngông thần nước mặn này, mần răngm giáo sư đại học được ta!

Vậy mà lãom ngon, m giỏi, trò yêu, bạn phục. Trình độ chuyên môn ngày càng thăng tiến, trình độ mần ăn ngoài đời cũng tiến bộ song hành! Một tay nuôi vợ nuôi con, bảo bọc mang hết em út từ quê vô SG ráo trọi. Thiệttài!

Bận gần đây nhứt, gặp lại lão tại SG, lão chở tôi về nhà, nhà mới. Khu chung cư rệu rã ngày xưa đã giải tỏa, lão được một suất tái định cư tại chung cư mới. Rồi cũng đất đai ì xèo, mua đi bán lại gì gì đó. Nhà mới của lão giờhai căn chung cư liền nhau ở Phan Xích Long (?). Cơ ngơi rộng rãi, con cái phương trưởng. Học trò bái sư um sùm. Ra dáng giáo sư đại học thứ thiệt lắm!

Lão người bảo tồn giọng xứ Quảng tại đất SG. Bao năm gặp lại vẫn giọng nói nhà quê, Quế Sơn đó, không lai giọng SG chút xíu nào. Tôi đồ chừng, lão vẫn mê món mắm cái thơm lừng, vẫn yêu cọng húng dũi nhỏ rí, vẫn say trái ớt xanh giòn tan cay xé họng, vẫn khoái chén nước mắm nguyên không chanh không đường, vẫn thèm cái bánh tráng nướng nhúng nước, vẫn đắm say tô mì quảng rối ngọn bắp chuối, vẫn ghét khi gặp thằng bạn quảng nói giọng sè goòng… Dòng máu quảng quế sơn khốc liệt vẫn chảy rốt ráo trong châu thân lão!

Lãongười tiêu biểu cho mấy thằng xứ quảng kiên cường, như hạt giống tốt, gieo trên đất nào cũng hào hùng trỗi dậy.

Lão người cho tôi biết một người vợ miền Tây, vui vẻ thủy chung, gánh vác hết mọi việc nhà, cho ông chồng giang hồ tiếu ngạo, bạn chồng càng quý, bạn uống “gụ” với chồng càng quý bội phần. Không có những “mệnh phụ phu nhân” như thế, đừng hòng có những ông chồng thành danh trên cõi đời này!

Lão minh chứng cho tình bạn thâm giao giữa những thằng kỹ thuật đà nẵng, không cam lòng khi thấy bạn mình sống héo hắt nơi xa lạ, cho nó một cơ hội để thăng hoa, lớn lên, sống lại, phục sinh. Cho nó một câu: giàu nhờ bạn!

Lão thằng cho tôi hy vọng, dẫu ngoại hình mình rất đười ươi, tóc tai chôm bôm như rễ tre tua tủa lên trời, hai con mắt be bé vừa tinh ranh vừa ngơ ngác, cái cổ nghiêng nghiêng, cái cười xa xăm, cái đầu lúc lắc, tướng đi nguây ngẩy với hai cánh tay lòng khòng và hai bàn chân cày cuốc rặt kiểu nông dân xứ Quảng, vẫntrí thức, tinh hoa trong xã hội. Có hề chi đâu!

Cái dáng dấp đặc biệt đó lại khắc sâu trong ký ức của bạn bè!

Phạm Hùng Dũng
Nha Trang, 25/01/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.........